Viêm đường tiết niệu ăn gì? Top 8 nhóm thực phẩm bổ dưỡng

“Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?” “Viêm đường tiết niệu kiêng ăn gì?” là câu hỏi nhiều người bệnh thắc mắc. Bởi dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ trong việc điều trị và phục hồi của bệnh. Đặc biệt khi hệ tiết niệu đóng vai trò đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, đòi hỏi thực phẩm nạp vào an toàn, tốt cho sức khỏe và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C

thực phẩm giàu vitamin c

Vitamin C có tác dụng ngăn chặn đẩy lùi vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập, tấn công cơ thể. Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là do tác động của vi khuẩn E.coli. Vitamin C sẽ giúp ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn này.

Đồng thời, đẩy nhanh quá trình lành vết thương, kiểm soát chảy máu và giảm viêm nhiễm, làm cho nước tiểu trở nên ít độc hại hơn. Vì vậy, việc tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hiệu quả các loại thuốc điều trị viêm tiết niệu đang được sử dụng.

Chuyên gia khuyến nghị rằng để hỗ trợ quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, cần bổ sung khoảng 5000mg Vitamin C mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu Vitamin C mà bạn có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bao gồm: Kiwi, cam quýt, ổi, bông cải xanh…

Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Trái cây và rau xanh

Ăn nhiều trái cây và rau quả rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp đầy đủ vitamin (A, C, E, K…) và chất dinh dưỡng cần thiết. Giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Đồng thời ngăn chặn các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Thêm vào đó, nhóm thực phẩm này  chứa nhiều khoáng chất hữu ích, giúp làm chậm quá trình hình thành và tương tác của oxalate trong cơ thể. Nguy cơ biến chứng sỏi thận giảm đáng kể nếu người bệnh đang điều trị viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trái cây và rau xanh cũng hỗ trợ thải độc và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh nên ăn những trái có màu đỏ, trái cam quýt, ổi, táo, nho và rau xanh đa dạng (trừ rau bina, rau muống…).

Thực phẩm giàu Probiotic

Probiotic – một dạng men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic có nhiều trong sữa chua, sữa uống men sống, thực phẩm lên men, nấm thủy sâm, kim chi và không tồn tại tự nhiên trong cơ thể.

Nhóm thực phẩm chứa Probiotic cung cấp vi khuẩn có lợi giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm và phòng chống nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Probiotic sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ từ cơ quan sinh dục đến bàng quang, hỗ trợ ngăn chặn nhiều loại bệnh phụ khoa và nam khoa khác.

Thực phẩm chứa đường D-mannose

D-mannose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều hoa quả mọng. Điển hình như xoài, nam việt quất, nho đen, nha đam, củ quả và rau xanh… Không chỉ là chất chống nhiễm trùng hiệu quả, nhóm thực phẩm này còn có thể ngăn chặn vi khuẩn gắn kết vào niêm mạc của đường tiết niệu, đẩy chúng ra khỏi cơ thể và hỗ trợ làm lành vết thương do nhiễm trùng. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, D-mannose có thể ngăn chặn viêm đường tiết niệu tái phát. 

Sử dụng nhiều gừng, tỏi

gừng tốt cho đường tiết niệu

Gừng và tỏi đều là những gia vị có lợi cho cơ thể. Chúng có tính kháng khuẩn rất cao. Hai gia vị này chứa nhiều Allicin và các hợp chất có tác động mạnh mẽ đối với vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển và loại bỏ chúng khỏi đường tiết niệu. Đồng thời, chúng còn có khả năng sát trùng vùng niêm mạc tổn thương và xuất huyết một cách hiệu quả. 

Nước ép cam việt quất

Nam Việt quất chứa nhiều proanthocyanidin giúp ngăn chặn vi khuẩn E.Coli kết nối với tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất hàng ngày có thể ngăn chặn sự bám đặc và phát triển của vi khuẩn và nấm trong đường tiết niệu. Đồng thời cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Mặc dù trong một số trường hợp, tác dụng điều trị của nước ép nam việt quất không rõ rệt. Nhưng sử dụng thực phẩm này hoàn toàn không gây hại. Người bệnh nên chọn những loại nguyên chất, không đường, không hương liệu hóa học và không chất phụ gia.

Dấm táo

Dấm táo có chứa nó chứa enzym và dưỡng chất thiết yếu (kali) giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.Coli. Dấm táo cũng có axit axetic, hỗ trợ vi khuẩn có lợi phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Người bệnh có thể hòa 2 muỗng dấm táo vào một ly nước sạch, thêm một ít nước cốt chanh và mật ong, trộn đều và uống 2 lần mỗi ngày.

Duy trì cung cấp nước cho cơ thể

Khi thiếu nước, độc tố sẽ không được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hàng ngày, người bệnh cần duy trì cung cấp nước đủ cho cơ thể. Hành động này giúp thanh lọc cơ thể, giảm tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng và hiệu quả. Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên duy trì việc uống đủ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày để đào thải độc tố khỏi cơ thể. Ngoài ta, có thể bổ sung thêm một số thức uống tăng cường sức khỏe như trà xanh, trà thảo mộc, nước ép nam việt quất…

Tham khảo hậu quả của viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?

Tránh chất kích thích

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu không nên sử dụng thuốc lá, đồ uống kích thích (cà phê và soda), đồ uống chứa nhiều cồn, rượu, bia,… Trong nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất kích thích khiến tình trạng viêm xảy ra nặng hơn. Khiến bàng quang bị kích thích và làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh. Cụ thể:

Hạn chế cà phê

Trong cafe chứa nhiều caffeine sẽ kích thích hoạt động của bàng quang, làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Người uống hơn 2 ly cà phê mỗi ngày có thể có khả năng mắc viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với những người không uống.

Giảm tiêu thụ chocolate

Tương tự như cà phê, chocolate cũng chứa một lượng nhất định caffeine. Mặc dù không nhiều, nhưng đủ để kích thích hoạt động của bàng quang ở người mắc viêm đường tiết niệu. Do đó, việc hạn chế chocolate và thay thế bằng các thức ăn ngọt khác là lựa chọn tốt hơn.

Hạn chế rượu

Rượu và thức ăn chứa cồn có thể làm tăng lượng nước tiểu nhanh chóng. Gây áp lực lên bàng quang và làm suy yếu cơ xương chậu. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, việc hạn chế sử dụng rượu rất quan trọng.

Viêm đường tiết niệu kiêng ăn hải sản

Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên kiêng tiếp theo là hải sản. Hải sản tuy chứa nhiều dưỡng chất nhưng không thích hợp cho người mắc viêm đường tiết niệu. Độ đạm và protein quá cao trong đồ biển khiến vùng kín ẩm ướt, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.

Đồ ăn cay, nóng và dầu mỡ

đồ chiên rán

Thực phẩm cay, nóng và chứa nhiều dầu mỡ không có lợi cho người mắc viêm đường tiết niệu. Chúng sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn, tăng lượng cholesterol có hại cho cơ thể người bệnh. Khi cholesterol kết hợp với oxalate, nguy cơ cao gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang.

Viêm đường tiết niệu kiêng ăn trái cây có hàm lượng axit cao

Các loại trái cây có hàm lượng axit mạnh gồm mận, dâu tây, chanh, bưởi, dứa, trái cây có vị chua… Nhóm thực phẩm này sẽ gây kích thích, tăng tiết dịch trong bàng quang. Làm trầm trọng hơn tình trạng viêm đường tiết niệu và gây ra nhiều biến chứng.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường và chất tạo ngọt để giảm áp lực hoạt động lên thận. Thay vào đó, nên bổ sung vị ngọt tự nhiên như trái cây hoặc nước ép.

Lưu ý: Đường tiết niệu có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất cặn và bã từ cơ thể. Do đó, quản lý chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm nguy mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Đặc biệt là viêm tiết niệu. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở đường tiểu, việc thăm bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời rất cần thiết.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

  • Uống đủ nước: Bạn có thể sử dụng nước lọc hoặc nước ép để giúp thanh lọc đường tiểu và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Bảo dưỡng vùng kín đúng cách: Đối với nữ giới, nên lau sạch từ phía trước về phía sau, tránh thực hiện các thao tác thụt rửa sâu hoặc xịt nước sâu vào âm đạo. Khi tắm, nên sử dụng vòi sen thay vì tắm bồn, chọn quần lót làm từ cotton và tránh quần chật.
  • Ngưng quan hệ tình dục: Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục để tránh làm tăng nặng các triệu chứng.
  • Không nhịn tiểu: tuyệt đối không nhịn tiểu, buồn tiểu cần đi ngay và luôn để đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang.
  • Chú ý khi sử dụng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có thể tương tác kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu. Do đó, cần nêu rõ với bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai.

Tham khảo thêm viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi “Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng ăn gì?”. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có sự điều chỉnh thích hợp cho thực đơn hằng ngày. Viêm đường tiết niệu không đe dọa đến tính mạng nếu điều trị đúng ngay từ đầu. Do đó, bên cạnh dinh dưỡng, đừng quên thăm khám điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài  0584591860 hoặc 0969668152 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan