Viêm đường tiết niệu khi mang thai – Những điều mẹ bầu cần biết

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa, trong đó có viêm đường tiết niệu. Đây là bệnh lý để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe của phụ nữ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. [bài viết được tham vấn của bác sĩ Lê Đỗ Nguyên chuyên khoa Ngoại Tiết Niệu] 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở hệ tiết niệu của thai phụ như: thận, niệu quản, bàng quang… Bệnh thường do vi khuẩn E.coli xâm nhập vào bàng quang hoặc thận gây viêm nhiễm. 

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Bởi trong thời kỳ này, sức đề kháng của người phụ nữ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào trong hệ tiết niệu gây ra bệnh. Dựa trên mức độ và biểu hiện bên ngoài của bệnh, người ta chia viêm đường tiêt niệu thành 3 mức độ: 

  • Mức độ bệnh nhẹ: vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong niệu đạo nhưng không gây triệu chứng rõ ràng. Đây còn gọi là thể nhiễm khuẩn không triệu chứng. 
  • Mức độ bệnh vừa: hay còn gọi là thể viêm bàng quang, vi khuẩn phát triển rộng, tập trung ở bàng quang và người bệnh đã có một số biểu hiện cụ thể. 
  • Mức độ bệnh nặng: được gọi là thể viêm thận – bể thận cấp, có triệu chứng rõ rệt, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không dược điều trị kịp thời. 

 

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu?

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn người bình thường. Điều này xảy ra bởi:

  • Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị suy yếu nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển và gây bệnh, trong đó có viêm đường tiết niệu.
  • Do quá trình mang thai khiến tử cung ở người phụ nữ do ra, gây sức ép lên bàng quang, khiến thai phụ khó tiểu tiện hết lượng nước tiểu trong bàng quang. Khi đó, nước tiểu dễ bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Cơ niệu quản ở mẹ bầu sẽ bị giãn ra dưới tác dụng của các hormone, khiến dòng chảy của nước tiểu chậm hơn, thời gian đi tiểu cũng lâu hơn khiến vi khuẩn có thời gian sinh sôi và gây bệnh.

 

Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu khi mang thai

triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhìn chung, viêm đường tiết niệu thường xảy ra vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các triệu chứng được chia thành 2 nhóm dựa trên vị trí nhiễm trùng:

Nhiễm trùng bàng quang

  • Đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
  • Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên dù có hoặc không có nước trong bằng quang. 
  • Nước tiểu bất thường có màu vẩn đục hoặc có lẫn huyết.
  • Đau bụng dưới kèm theo sốt. 

Nhiễm trùng thận

  • Sốt nặng kèm theo ớn lạnh, run hoặc đổ mồ hôi. 
  • Đau ở ở nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lưng, hai bên sườn, bụng…
  • Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn mà không có lý do. 
  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ.

 

Biến chứng của viêm đường tiết niệu đối với phụ nữ mang thai

nguy hại của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Phụ nữ mang thai nếu không may bị mắc viêm đường tiết niệu thì cần phải điều trị ngay, bởi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số biến chứng điển hình của viêm đường tiết niệu đối với phụ nữ mang thai:

Biến chứng gây ra cho mẹ

  • Viêm đường tiết niệu ở người mẹ làm tăng nguy cơ lây lan sang các cơ quan khác thuộc hệ tiết niệu như: thận, bàng quang, niệu quản…
  • Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị có thể để lại những vết sẹo và gây hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo ở phụ nữ có thể dẫn đến suy thận, vô sinh – hiếm muộn
  • Có thể dẫn đến các tình trạng nguy cấp hơn như: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp… dẫn đến sức khỏe của mẹ bầu bị suy giảm, thậm chí có nguy cơ tử vong (đối với trường hợp nhiễm trùng máu) 

Biến chứng gây ra đối với bé

  • Tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng sơ sinh… 
  • Có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sau khi sinh ra, điều này bắt nguồn từ biến chứng nhiễm trùng sơ sinh.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang bầu

Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh cũng như tình trạng bệnh. Cụ thể:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến các triệu chứng ban đầu của bệnh, thời gian nghi ngờ mắc bệnh…
  • Khám cận lâm sàng: thực chất là các loại xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Các loại xét nghiệm bác sĩ thường chỉ định là xét nghiệm nước tiểu hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. 

Kết hợp kết quả của khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ nắm rõ được nguyên nhân, tình trạng bệnh, thể trạng của người bệnh… Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. 

 

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

điều trị viêm đường tiết niệu khi đang mang thai

Thông thường, phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu đối với thai phụ là phương pháp nội khoa. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống khác nhau nhằm tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. Mặt khác, mẹ bầu cần lưu ý phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đúng loại thuốc và đúng thời gian uống. Bởi có những loại thuốc không phù hợp với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nếu tự ý sử dụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Một số trường hợp khác là mẹ bầu thường dừng uống thuốc sau khoảng 3 ngày, ngay khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh biến mất. Điều này là vô cùng không nên, bởi lúc này vi khuẩn vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Tốt nhất, mẹ bầu nên tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không tái phát hay làm cho vi khuẩn kháng thuốc. 

 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?

Những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn

  • Nước: mẹ bầu nên tích cực bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là từ 2 – 3 lít nước để cơ thể thanh lọc bớt chất độc, vi khuẩn có hại đang trú ngụ bên trong cơ thể. 
  • Thực phẩm giàu vitamin C: nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, dâu, ổi… 
  • Trà thảo dược: một số loại thảo dược rất tốt cho quá trình mang thai, giúp giải độc cho cơ thể. Một số loại trà thảo dược được khuyên dùng cho bà bầu là: trà gừng, trà bạc hà, trà atiso, trà hoa cúc…
  • Thực phẩm xanh: rau xanh và hoa quả giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn. 
  • Một số loại thực phẩm khác: dầu ô – liu, bơ, đậu phộng, sữa chua… 

viêm đường tiết niệu khi mang thai nên ăn gì

 

Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu nên kiêng

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản gây hại đến sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. 
  • Đồ ăn quá ngọt có chứa nhiều chất béo, có thể thay đổi độ cân bằng pH của môi trường trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. 
  • Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, cần sa… 
  • Đồ ăn cay, nóng nhiều, đặc biệt là đồ ăn mặn.  

Các phòng tránh viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu

Một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa giúp bà bầu phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả: 

  • Uống đủ nước mỗi ngày theo cân nặng và điều kiện sinh hoạt
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày hoặc sau khi quan hệ tình dục bằng dung dịch vệ sinh thích hợp cho phụ nữ mang thai. Khi vệ sinh vùng kín song, nên dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ chất liệu thấm hút tốt. 
  • Xây dựng lối sống cân bằng, khoa học để năng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai để đề phòng tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu không có triệu chứng. 

 

Thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 02437.152.152 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan