Tiểu buốt nguyên nhân do đâu? cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả

Tình trạng tiểu buốt (đái buốt) là triệu chứng gây đau đớn, khó chịu khi đi tiểu thường xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời của mỗi người, nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50. Đây là biểu hiện thường gặp khi bạn rất có thể đang mắc một trong các bệnh về đường tiết niệu. Hãy cùng bác sỹ Lê Đỗ Nguyên trưởng khoa tiết niệu của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội tư vấn tất tần tật về tình trạng tiểu buốt dưới đây nhé.

1. Tiểu buốt là gì ?

Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).

Ở nam giới, đáy chậu là khu vực nằm giữa bìu và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.

2. Nguyên nhân gây ra tiểu buốt

nguyên nhân tiểu buốt

Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống PKĐK quốc tế Hà Nội, tình trạng tiểu buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Viêm bàng quang

Một nguyên nhân hay gây ra tiểu buốt là viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Các triệu chứng này còn bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu.

Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của đường tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang do bức xạ.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường là do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.

Viêm mào tinh hoàn

Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu đau rát là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI). Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh) bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Tình trạng viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau khi đi tiểu.

Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do nguyên nhân vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung… gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.

Tắc nghẽn niệu quản 

Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến cho dòng nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi thận sẽ có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.

Tiểu buốt do dùng sản phẩm vệ sinh

Đôi khi tiểu buốt không phải do nguyên nhân nhiễm trùng, mà do các sản phẩm người bệnh sử dụng hàng ngày ở vùng sinh dục có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng cho các mô ở âm đạo, dương vật. Hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu buốt:

  • Người mắc đái tháo đường
  • Người cao tuổi
  • Người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có đặt ống thông tiểu

3. Triệu chứng tiểu buốt thường gặp

Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình là cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu người bệnh đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế:

  • Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Cơn đau kèm theo sốt
  • Vùng kín tiết dịch
  • Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục
  • Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
  • Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận
  • Đau ở hông hoặc lưng
  • Thấy nước tiểu có ra máu

4. Chẩn đoán và khám tiểu buốt

 

Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp phù hợp. Hơn hết khi tới phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội bạn sẽ được khám chuẩn theo quy trình các bước sau dưới sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa hàng đầu:

khám bệnh tiểu buốt

Hỏi bệnh sử

Việc đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như: sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn… Người bệnh cũng được hỏi về việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch… để xác định các yếu tố nguy cơ.

Khám toàn thân 

Ngoài hỏi bệnh sử, người bị tiểu buốt còn được bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu… để tìm kiếm dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.

Với nam giới, bác sĩ có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm 

Ngoài các biện pháp thăm khám lâm sàng, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.

Sau khi được thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

5. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt

Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của hiện tượng tiểu buốt hiệu quả gồm:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, thức ăn cay, nước ngọt có ga,…
  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội;
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu,… vào thực đơn ăn uống hằng ngày;
  • Tránh thực phẩm có tính acid cao để giúp bàng quang có thời gian phục hồi;
  • Uống đủ nước (khoảng 8 – 10 ly nước/ngày) nhưng cần tránh uống nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để tránh nửa đêm thức giấc vì buồn tiểu;
  • Không nhịn tiểu, nên đi tiểu bất cứ khi nào muốn tiểu. Tốt nhất bạn nên tạo thói quen đi tiểu vào những khung giờ cố định trong ngày;
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục;
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các loại vi khuẩn gây bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới và nữ giới. Tình trạng này có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, tránh biến chứng, bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0584591860 để được tư vấn viên hỗ trợ.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan