Đau tinh hoàn bên trái nguy hiểm dường nào

Đau tinh hoàn là tình trạng không mấy phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, chúng lại là dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy, nguyên nhân đau tinh hoàn bên trái, chữa đau tinh hoàn 1 bên như thế nào?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Bài viết này được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Lê Đỗ Nguyên, bác sĩ CKII có hơn 40 năm kinh nghiệm khám nam khoa. Hiện, bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội

Nguyên nhân đau tinh hoàn bên trái 

đau tinh hoàn bên trái

Đau tinh hoàn bên trái hay phải đều là dấu hiệu đáng lo ngại, báo trước một vài bệnh nguy hiểm: 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Khoảng 15 – 17% nam giới gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng giãn của đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái hơn. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn tới đau tinh hoàn là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu để bệnh tiến triển, chất lượng tinh trùng bị suy giảm, có thể dẫn đến vô sinh. 

Xoắn tinh hoàn 

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cần phải can thiệp y tế ngay lập tức. Đây là tình trạng khi thừng tinh bị vặn xoắn, khiến máu không thể lưu thông đến bìu. Lúc này, vùng bìu bị xoắn sẽ sưng đau, bầm tím dữ dội. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám ngay, nếu không được điều trị trong vòng 6 giờ có thể sẽ phải cắt bỏ một bên tinh hoàn. 

Chấn thương

Chấn thương tinh hoàn do chơi thể thao, va đập… có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn, sau đó chuyển dần thành các cơn đau âm ỉ. Lúc này, nam giới nên đi khám bác sĩ để kiểm tra mức độ tổn thương, tránh gặp phải tình trạng xoắn hoặc vỡ tinh hoàn

Tụ máu

Tụ máu tại tinh hoàn là hiện tượng xảy ra sau chấn thương hoặc do phẫu thuật gây nên. Tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể hình thành các nốt vôi hóa khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn sau này. Do đó, để an tâm, người bệnh nên đến sắp xếp đến khám với bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. 

Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn/viêm tinh hoàn là bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh lý và khả năng sinh sản của nam giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau tinh hoàn. Bệnh nếu không điều trị từ sớm có khả năng sẽ phải can thiệp phẫu thuật. 

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là bệnh lý do tích tụ chất lỏng xung quanh một bên tinh hoàn, lâu dần dẫn đến cảm giác đau, nặng hoặc khó chịu. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của nam giới. Nếu tình trạng đau trở nên nghiêm trọng, nam giới có thể xem xét can thiệp ngoại khoa để lấy bỏ hết dịch bên trong màng tinh hoàn. Đồng thời, tiến hành khâu lộn màng tinh hoàn, tránh tái phát.  

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, cần phải được điều trị gấp. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận một cách triệt để.

Đau tinh hoàn 1 bên trái có gây vô sinh không?

Với hơn 40 năm kinh nghiệm thăm khám các bệnh nam khoa, bác sĩ Lê Đỗ Nguyên cho hay “phần lớn trường hợp đau một bên tinh hoàn đều cần phải được thăm khám và điều trị từ sớm. Bởi tinh hoàn là cơ quan quan trọng đối với nam giới, bất kỳ tổn thương nào nếu không sớm chữa khỏi đều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý, thậm chí có thể gây vô sinh ở nam giới!”

Tham khảo thêm thực hư đau tinh hoàn 1 bên có con được không?

Đau tinh hoàn bên trái nên làm gì? 

đau tinh hoàn bên trái nên làm gì

 

Khi có các dấu hiệu đau tinh hoàn, nam giới nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Những dấu hiệu đau tinh hoàn nam giới cần chú ý bao gồm:

  • Đau đột ngột, dữ dội ở một bên tinh hoàn
  • Cơn đau âm ỉ từ một bên tinh hoàn lan sang vùng bụng dưới
  • Tinh hoàn sưng đỏ

Một số triệu chứng khác đi kèm đau tinh hoàn là: 

  • Tiết dịch bất thường ở dương vật
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Tần suất đi tiểu (nhiều hơn bình thường, ít hơn bình thường)
  • Màu sắc nước tiểu bất thường 
  • Xuất hiện cảm giác ngứa, kích ứng tại dương vật
  • Sốt, ớn lạnh, cơ thể suy nhược, buồn nôn…

Nam giới nên nhớ kỹ những triệu chứng này khi đi khám, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần nói rõ triệu chứng của mình, giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng phương pháp. 

Chẩn đoán đau tinh hoàn bên trái

Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng đau một bên tinh hoàn ở tư thế đứng và nằm. Đồng thời hỏi một số câu hỏi liên quan đến mức độ đau, thời gian đau, vị trí, các triệu chứng đi kèm…

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện thêm bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: để xác định nguyên nhân gây đau tinh hoàn có phải do nhiễm trùng hay không
  • Siêu âm Doppler: được chỉ định để trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, có khối u ở tinh hoàn…

Các phương pháp điều trị đau tinh hoàn bên trái

Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị đau tinh hoàn tại nhà được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau tinh hoàn xuất phát từ nguyên nhân không rõ ràng, ví dụ như chấn thương. Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng có thể được áp dụng nhằm làm giảm cơn đau gây nên đối với nam giới. 

Các biện pháp điều trị tại nhà khi đau tinh hoàn bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: nam giới không nên nâng vật nặng hoặc vận động quá sức
  • Chườm đá: chườm đá đều vặn vài lần/ngày, mỗi lần không quá 15 phút có thể giúp giảm đau hiệu quả
  • Chườm nóng: tương tự như chườm đá, chườm nóng hoặc tắm nước ấm cũng có thể giúp nam giới giảm đau.
  • Đệm khăn: khi đi ngủ, nam giới có thể dùng một tấm khăn khô kê cao chân, làm giảm áp lực xuống tinh hoàn, từ đó giảm bớt đau nhức khi đi ngủ. 

Sử dụng thuốc

Thuốc được chỉ định trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị đau tinh hoàn do các bệnh viêm nhiễm gây ra (viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn). Các loại thuốc được chỉ định là các loại thuốc kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, từ đó điều trị khỏi bệnh. 

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. 

Phẫu thuật

Một số bệnh lý gây đau tinh hoàn cần phải tiến hành thủ thuật ngoại khoa, bao gồm: 

  • Xoắn tinh hoàn.
  • Giãn tĩnh mạch tinh hoàn đã qua điều trị nội khoa nhưng không thành công
  • Tràn dịch màng tinh hoàn
  • Dập nát tinh hoàn do chấn thương
  • Viêm tinh hoàn/mào tinh hoàn áp xe (ổ mủ)
  • Ung thư tinh hoàn.

Một số thủ thuật ngoại khoa không ảnh hưởng tới sức khỏe tinh hoàn, nhưng trong những trường hợp nguy hiểm, như ung thư, dập nát tinh hoàn, xoắn tinh hoàn (nhưng đã quá thời gian điều trị)… Người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ để chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa đau tinh hoàn bên trái

Một số biện pháp giúp nam giới phòng ngừa tình trạng đau tinh hoàn:

  • Kiểm tra tinh hoàn đều đặn mỗi tháng một lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, ví dụ như có khối u, tinh hoàn xệ bất thường…
  • Mang theo đồ bảo hộ cần thiết khi chơi thể thao, đặc biệt là những môn thể thao như đạp xe, đá bóng, chạy bộ… 
  • Vệ sinh sạch sẽ dương vật và tinh hoàn trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Thay đổi đồ lót thường xuyên, tránh mặc đồ lót chật, bí bách, cọ xát gây tổn thương tinh hoàn.
  • Sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp để phòng ngừa khả năng mắc các bệnh lý lây qua đường xã hội. 

Thông qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được những câu hỏi thường thấy về tình trạng đau tinh hoàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy bấm vào khung chat bên dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài  0584591860 hoặc 0969668152 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Tham khảo thêm đau tinh hoàn bên phải báo hiệu bệnh lý gì?

 

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan