Rong kinh là gì? Những ảnh hưởng của rong kinh

Chị em phụ nữ trong độ tuổi dậy thì cho đến tiền mãn kinh chắc hẳn cũng đã gặp hiện tượng rong kinh. Vậy rong kinh có nguy hại gì không? như thế nào được coi là rong kinh và làm sao để hết tình trạng này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới từ độ tuổi dậy thì trở đi. Có thể hiểu rong kinh là tình trạng hành kinh không đúng với chu kỳ bình thường. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày, lượng máu mất đi mỗi chu kỳ khoảng 40 – 80ml. Nếu chu kỳ kinh nguyệt lớn hơn 32 ngày hoặc ít hơn, thời gian hành kinh từ 7 ngày trở lên, lượng máu mất trên 100ml hoặc dưới 40ml nghĩa là chị em đã bị rong kinh.

>>>>Xem thêm bài viết liên quan

===> Bị rong kinh sau khi quan hệ với bạn trai phải làm sao?

===> Chứng rong kinh tiền mãn kinh 

===> Tác hại của kinh nguyệt vón cục đến khả năng mang thai

 

bieu-hien-cua-rong-kinh
Thế nào là rong kinh

Nguyên nhân gây ra rong kinh

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh đó là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Vậy rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể là gì?

Rong kinh cơ năng:

Rong kinh cơ năng thường gặp vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ sinh sản.

  • Khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên dẫn đến hiện tượng rong kinh. Rong kinh ở tuổi dậy thì không đi kèm triệu chứng bất thường khác nên không có gì đáng lo ngại, sau một khoảng thời gian, nội tiết tố ổn định thì hiện tượng rong kinh cũng hết.
  • Khi phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, hiện tượng rong kinh có thể kéo dài vài năm do nội tiết tố bị rối loạn khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.

Rong kinh thực thể:

Khác với rong kinh cơ năng, rong kinh thực thể là hiện tượng rong kinh do tổn thương kéo dài do có tổn thương ở tử cung, buồng trứng,… Khi đã dậy thì được vài năm mà vẫn gặp phải hiện tượng rong kinh thì chị em đã bị rong kinh thực thể. Rong kinh thực thể bao gồm:

  • Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,… làm ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng và tử cung, gây ra hiện tượng rong kinh.
  • Kinh nguyệt sẽ dừng trong suốt thai kỳ, sau khi thai kỳ kết thúc, kinh nguyệt sẽ quay trở lại tuy nhiên cần một thời gian để ổn định.
  • Việc uống các loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ và gây ra hiện tượng rong kinh.

 

rong-kinh-la-gi-nhung-tac-hai-cua-rong-kinh
Biểu hiện của rong kinh

Ảnh hưởng của rong kinh đến khả năng sinh sản 

Rong kinh và những ảnh hưởng của rong kinh tới sức khỏe, tâm lý, cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ:

  • Khi bị rong kinh, lượng máu mất đi sẽ nhiều hơn, việc mất máu quá nhiều sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu, thiếu sắt, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,… ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Rong kinh còn là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, mà rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của buồng trứng khiến trứng không thể thụ tinh, gây nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
  • Rong kinh làm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vùng kín luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập và gây ra bệnh phụ khoa.

Điều trị rong kinh như thế nào?

Nếu nguyên nhân do rong kinh cơ năng thì không cần quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì cơ thể sẽ điều hòa nội tiết tố và sẽ khắc phục được rong kinh. Còn nếu chị em bị rong kinh kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như kinh nguyệt màu đen, có mùi, ngứa vùng kín, đau bụng,… thì nên tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Lời khuyên và cách phòng tránh hiện tượng rong kinh 

Để phòng tránh rong kinh, chị em nên lưu ý những lời khuyên dưới đây của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong kỳ kinh nguyệt, không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo, không sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh, giảm nguy cơ bị rong kinh.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin tổng quan về hiện tượng rong kinh và cách phòng tránh. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về hiện tượng rong kinh cũng như khó khăn cần chia sẻ, hãy liên hệ tới tổng đài 02437 152 152 hoặc để lại SĐT tại phần [Tư vấn trực tuyến], các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – 152 Xã Đàn sẽ liên hệ và hỗ trợ tư vấn 24/24.

 

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan