Phá thai 9 tuần tuổi có tội không? Giải đáp từ chuyên gia

Nhiều bạn trẻ vì rất nhiều lí do mà lầm lỡ dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Khi chưa đủ chín chắn để làm cha mẹ thì nên đi phá thai thế nhưng có nhiều bạn lo lắng có những câu hỏi như: Phá thai 9 tuần tuổi có tội không? Thai nhi 1 tháng có phá được không? Tất cả xuất phát từ sự lo sợ lần đầu và thiếu thông tin hiểu biết. Chính vì thế bài viết dưới đây dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên sẽ giải đáp hết thắc mắc cho các bạn nữ giúp phần nào có cách nhìn nhận đúng đắn về việc phá thai.

Phá thai 9 tuần tuổi có tội không?

phá thai 9 tuần tuổi có tội không

Được làm mẹ là niềm hạnh phúc và ao ước của hầu hết chị em phụ nữ. Phần lớn nữ giới khi biết bản thân mang thai thì cảm xúc thường dâng trào khó tả, họ dành hết tâm huyết của mình để chăm sóc và nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ khi phát hiện bản thân mang thai, vì lý do thật đặc biệt nào đó mà họ bắt buộc phải bỏ đi giọt máu của mình.

Phá thai 9 tuần tuổi có tội hay không thì còn phải xem xét vào nhiều yếu tố và nguyên nhân mà thai phụ bỏ thai để đánh giá.

Trường hợp phá thai 9 tuần tội có tội

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm những hành vi phá thai 9 tuần tuổi do:

  • Lựa chọn giới tính thai nhi
  • Thực hiện vì mục đích vụ lợi.

Những trường hợp này phá thai 9 tuần tuổi mang tội. Họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật và sự lên án của xã hội về đạo đức.

Trường hợp phá thai 9 tuần tuổi không mang tội

Với những trường hợp việc phá thai là lựa chọn bất khả kháng. Bỏ thai sớm sẽ tốt hơn cho cả thai nhi và thai phụ. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

  • Mang thai ngoài tử cung: Kích thước thai lớn có thể gây vỡ tử cung. Máu tràn vào ổ bụng gây xuất huyết, viêm nhiễm, mất máu, nguy hiểm tính mạng, vô sinh.
  • Thai nhi gặp vấn đề: Thai chết lưu, không có tim thai, thai dị tật bẩm sinh
  • Sức khỏe thai phụ yếu không đủ khả năng mang thai. Thường gặp như: Bệnh tim, ung thư, thiếu máu, …
  • Người mẹ bị xâm hại tình dục gây mang thai ngoài ý muốn. Bỏ thai sớm sẽ giảm bớt gánh nặng tâm lý cho chị em. Giúp họ tự tin tìm lại hạnh phúc cho chính mình.
  • Thai phụ tuổi đời còn quá trẻ, chưa đáp ứng sức khỏe và tài chính để nuôi con.

Phá thai trong hoàn cảnh này là bắt buộc do đó chị em không vi phạm pháp luật. Xã hội luôn dành sự cảm thông và quan tâm đặc biệt đến họ.

Thai nhi 1 tháng có phá được không?

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa, bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – BSCKI Sản phụ khoa hiện đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết: thai 1 tháng tuổi tương đương với 4 tuần tuổi – Đây là thời điểm phôi thai đang di chuyển vào tử cung để làm tổ và phát triển thành bào thai. Vì thế, giữa bào thai và cơ thể của người mẹ chưa có sự gắn kết chặt chẽ.

Phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thuốc hoặc dụng cụ y tế chuyên khoa, tiếp đó đưa bào thai ra bên ngoài trước kỳ hạn sinh nở. Mỗi phương pháp phá thai sẽ có những yêu cầu nhất định. Phá thai dù bằng nội khoa hay ngoại khoa cũng chỉ áp dụng được cho những trường hợp thai đã di chuyển hoàn toàn vào tử cung, thai phụ không mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Trong trường hợp thai 1 tháng đã vào tử cung, sức khỏe thai phụ ổn định việc đình chỉ thai nghén hoàn toàn có thể diễn ra. Nhưng nếu thai 1 tháng tuổi chưa vào tử cung, sức khỏe thai phụ không tốt. Việc bỏ thai sẽ không hoặc khó có thể diễn ra.

Vì thế với thắc mắc thai 1 tháng tuổi đã phá được chưa? Thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, siêu âm. Nếu như tuổi thai đã 4 tuần tuổi, thai đã vào tử cung, sức khỏe người mẹ ổn định bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phá thai phù hợp, an toàn đạt hiệu quả.

1 năm phá thai 2 lần có sao không?

1 năm phá thai 2 lần ảnh hưởng như thế nào

Phá thai dù bằng phương pháp nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tử cung của thai phụ. Nếu như 1 năm thai phụ phá thai đến 2 lần sẽ khiến niêm mạc tử cung bị bào mỏng do sự co bóp để đẩy bào thai ra bên ngoài. Bên cạnh đó còn làm suy giảm độ bám của thai nhi vào thành tử cung cho những lần mang thai sau, khiến chị em dễ bị sảy thai.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, nếu chưa thực sự sẵn sàng làm mẹ các bạn nên sử dụng biện pháp phòng tránh thai khi quan hệ. Với những trường hợp thật đặc biệt bắt buộc phải bỏ thai, các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn. Tuyệt đối không nên tự phá thai hoặc phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng khiến bản thân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khó lường.

Phá thai nên ăn gì?

Sau phá thai sức khỏe của thai phụ bị giảm sút nếu như chế độ chăm sóc hàng ngày không khoa học thai phụ sẽ dễ bị mắc các bệnh lý khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Vì thế, sau khi phá thai nên ăn gì? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều nữ giới quan tâm.

Sau phá thai, thai phụ nhất định phải bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày để cơ thể nhanh hồi phục:

  • Thực phẩm giàu protein

Phá thai dù bằng phương pháp nào, thai phụ cũng sẽ bị chảy máu vùng kín ít nhất 1 tuần, khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu. Do đó, sau khi phá thai thai phụ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, giúp tái tạo lại lượng máu đã bị mất. Thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao thai phụ nên ăn sau phá thai gồm có: Trứng gà, thịt bò, gan động vật, cá tươi.

  • Sau phá thai nên ăn thực phẩm có hàm lượng vitamin dồi dào

Sau khi tiến hành phá thai, cơ thể thai phụ vô cùng yếu cho nên rất dễ bị mắc các bệnh lý khác. Vì thế, để phòng ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm cũng như nâng cao sức đề kháng cho bản thân thai phụ nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin như: cam; táo; nho hoặc các loại rau xanh như: rau ngót; rau dền; bí đỏ…

  • Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic là một loại vitamin thuộc nhóm B, có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu cũng như giúp tái tạo các tế bào mới. Vì thế, sau khi phá thai, thai phụ nên ăn thực phẩm giàu axit folic như: Măng tây, bông cải xanh, chuối, đậu bắp, dưa hấu…

  • Thực phẩm giàu canxi

Sau phá thai thai phụ nên ăn kiwi, các loại rau xanh đậm, hạnh nhân hoặc các loại hải sản. Đây là những thực phẩm có hàm lượng canxi cao, giúp thai phụ không bị đau nhức thân thể, không bị mất ngủ sau khi bỏ thai.

  • Thực phẩm dễ tiêu hóa

Khi tiến hành phá thai, cơ thể thai phụ sẽ bị mất máu. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt thai phụ cần phải uống thêm sắt. Cho nên rất dễ bị táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón cũng như giúp quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra trong cơ thể được tốt hơn thai phụ nên ăn khoai lang, bí xanh, bơ, chuối, đu đủ chín, thăng long.

Ngoài các thực phẩm kể trên, sau phá thai thai phụ cũng cần uống đủ 2 lít nước trên ngày để cơ thể đào thải các độc tố có hại ra bên ngoài.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề “phá thai 9 tuần tuổi có tội không?” đã giúp quý bạn đọc có được những thông tin bổ ích, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Sản Phụ hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 02436.788.888 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan