Uống thuốc kháng sinh có gây chậm kinh không? Giải đáp từ bác sĩ

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cũng như sức khỏe phụ nữ. Đã có rất nhiều bạn nữ gửi lời hỏi nhờ tư vấn cho phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội rằng uống thuốc kháng sinh có gây chậm kinh không? Thì sau đây bác sĩ Tạ Hồng Duyên hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết này.

Chậm kinh có phải do uống nhiều thuốc kháng sinh hay không?

thuốc kháng sinh có làm chậm kinh không

Giải thích về hiện tượng này, bác sỹ Tạ Thị Hồng Duyên, chuyên khoa sản phụ khoa cho biết:

Trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày, nang trứng sẽ bắt đầu phát triển đồng thời sản xuất thêm estrogen. Điều này giúp lớp nội mạc tử cung dày thêm. Khi quá trình rụng trứng kết thúc thì estrogen sẽ được kết hợp bởi progesterone từ thể vàng để làm nội mạc tử cung trưởng thành và dày hơn. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kì trước khi xảy ra chu kỳ kinh nguyệt thì thuốc sẽ tiết ra hormon gonadotropin tác động trực tiếp lên tử cung khiến lượng estrogen bị giảm gây chậm kinh.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất estrogen. Khi thuốc kháng sinh có mặt trong gan thì tỉ lệ chuyển hoá estrogen cũng như progesterone sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến việc cung cấp estrogen trong máu bị cản trở khiến kinh nguyệt bị rối loạn.

Các loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Ngoài kháng sinh, còn có một số loại thuốc khác có thể gây nên rối loạn kinh nguyệt như:

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nồng độ hormone đột ngột khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn tới kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, rong kinh kéo dài.
  • Thuốc an thần: Có thể làm mất kinh, chậm kinh hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc giảm cân: Thay đổi cân nặng đột ngột cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, tỷ lệ mỡ cơ thể dưới 17% cũng có thể gây chậm kinh
  • Steroid: Sử dụng steroid như prednisolon kéo dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt kéo dài và đôi khi chảy máu nhiều hơn.
  • Thuốc Hormone: Khi uống nhiều có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, ức chế rụng trứng, làm ngực căng đau hoặc kinh nguyệt kéo dài.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc nội tiết, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm máu, rifampicin điều trị lao, aspirin, NSAID, thuốc hoá trị, thuốc tuyến giáp và liệu pháp hormone.

Một số nguyên nhân khác gây chậm kinh ở giới nữ

nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Ngoài ra, việc chậm kinh ở nữ giới còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

– Tâm lý không ổn định: tâm lý bất ổn, thường xuyên bị stress, lo lắng, áp lực từ công việc và đời sống có thể tác động làm cho trứng rụng muộn hơn so với bình thường nên kinh nguyệt sẽ không xuất hiện, dẫn đến chậm kinh nguyệt.

– Rối loạn kinh nguyệt: đây là nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất. Các triệu chứng phổ biến của chậm kinh nguyệt đó là chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không cố định, gây hiện tượng rong kinh, vô kinh, chậm kinh nguyệt…

– Mắc các bệnh phụ khoa: chậm kinh có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa như: viêm lộ tuyến cổ tử cung , u xơ cổ tử cung, bị buồng trứng đa năng hoặc các bệnh về viêm buồng trứng…

– Cân nặng tăng giảm đột ngột: tăng giảm cân đột ngột hoặc quá gầy – quá béo sẽ khiến cho hormone trong cơ thể bị thay đổi trong đó có hormone sinh dục nữ, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, mà chậm kinh là hiện tượng phổ biến.

Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng chậm kinh sau khi uống thuốc kháng sinh. Tình trạng này có thể sẽ chấm dứt ở chu kỳ sau nếu bạn không còn sử dụng thuốc và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên các bác sỹ cũng khuyến cáo các bạn nữ không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh mà nên uống đúng thuốc, đúng liều theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, nếu hiện tượng chậm kinh vẫn tiếp tục xảy ra ở các chu kỳ tiếp theo thì các bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám và chuẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để có phương án chữa trị kịp thời. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về hiện tượng chậm kinh khi uống thuốc kháng sinh.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 02437.152.152 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan