Cách nhận biết bệnh giang mai chính xác nhất dành cho bạn

Giang mai có tốc độ lây lan nhanh chóng, lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên khiến rất nhiều người cảm thấy bất an. Nắm được cách nhận biết bệnh giang mai mới có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Vậy bệnh giang mai có thể được nhận biết bằng những cách nào? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời!

Sơ lược về bệnh giang mai

Giang mai là một căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi xoắn khuẩn Trepinema pallidum, xếp vào nhóm bệnh xã hội. Khi quan hệ tình dục không được bảo vệ thì vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập trực tiếp vào hậu môn, âm đạo hoặc khoang miệng.

Phụ nữ có cấu tạo bộ phận sinh dục đặc thù dạng mở nên dễ nhiễm bệnh tình dục hơn nam giới, trong đó có bệnh giang mai. Ngoài ra giang mai còn lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ, lây qua đường truyền máu hoặc gián tiếp do tiếp xúc dịch tiết của người bệnh.

Bệnh giang mai không được điều trị sẽ gây ra rất nhiều tổn thương khác nhau trong cơ thể. Người bệnh không chỉ viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng. Hệ thần kinh, hệ cơ xương đều bị ảnh hưởng và biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm khác nhau.

 

Cách nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1 của bệnh giang mai, việc phát hiện bệnh kịp thời rất có lợi cho việc điều trị dứt điểm căn bệnh này, hạn chế để lại di chứng cho cơ thể. Thời gian ủ bệnh của giai đoạn 1 kéo dài trong khoảng 10 đến 90 ngày. Những triệu chứng của bệnh thường bắt đầu trong khoảng 3 tuần kế tiếp.

Cụ thể những triệu chứng đó là: xuất hiện vết loét giang Mai có hình tròn hay bầu dục. Chúng có màu đỏ hoặc hồng, không khiến người bệnh đau hay ngứa, gọi là săng giang mai.

Săng giang mai ở nam giới xuất hiện tại các vị trí như lỗ sáo, rãnh quy đầu, bao quy đầu, hậu môn. Nó cũng có thể xuất hiện ở lưỡi, môi và khoang miệng.

Trong khi đó với nữ giới, săng giang mai thường xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, môi lớn, môi bé, trong và ngoài hậu môn. Tương tự như nam giới, săng giang mai ở nữ giới cũng xuất hiện ở lưỡi hoặc miệng.

Giai đoạn 1 của bệnh giang mai sẽ kéo dài từ 2 đến 6 tuần, sau đó triệu chứng biến mất dần và ủ bệnh để diễn tiến sang giai đoạn 2.

 

Cách phát hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

Khi giang mai giai đoạn 2 bắt đầu, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt ban màu đỏ, hồng hoặc tím ở nhiều nơi. Trong đó vị trí thường xuất hiện nhất là lòng bàn chân, lòng bàn tay, lưng, mạn sườn… Người bệnh không cảm thấy đau ở vị trí nốt ban, ban cũng không tróc vảy và ấn vào thì thấy biến mất.

Ngoài ra có những trường hợp bị nổi vết phỏng, mảng sần hay vết viêm loét trên bề mặt da. Những nốt này có khả năng vỡ, tiết ra dịch nên dễ lây cho người khác nếu người đó dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác cũng xuất hiện như lên cơn sốt, đau đầu, mỏi mệt, đau họng, sụt cân, chán ăn, bẹn bị nổi hạch… Những triệu chứng này giống nhau ở cả nam giới và nữ giới.

 

Giai đoạn tiềm ẩn có nhận biết được giang mai không?

Ở giai đoạn tiềm ẩn, giang mai rất khó nhận biết vì không có triệu chứng đặc trưng, bệnh diễn ra rất âm thầm. Vì vi khuẩn giang mai đã xâm nhập vào trong máu nên nếu muốn phát hiện, người bệnh phải xét nghiệm huyết thanh. Nếu không điều trị giang mai trong giai đoạn này thì nó sẽ tiếp tục tiến triển tới giai đoạn ba, cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất.

 

Cách nhận biết bệnh giang mai thời kỳ cuối

Giai đoạn 3 là giai đoạn rất nguy hiểm khi giang mai có thể khiến người bệnh bị liệt người, động kinh, đột quỵ, điếc, hoại tử, thần kinh, mù lòa, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên đây là giai đoạn bệnh ít có khả năng lây nhiễm, do xoắn khuẩn khu trú rất sâu trong lục phủ ngũ tạng, không còn tồn tại nhiều trên niêm mạc và da nữa.

Giang mai thần kinh

Ở giai đoạn 3, giang mai tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh người bệnh, gọi là giang mai thần kinh. Vì hệ thần kinh bị bị phá hoại nên người bệnh dễ bị suy giảm trí nhớ, suy giảm thính lực, run rẩy và khó nói. Họ cũng dễ bị rối loạn thị lực, khiến việc nhìn trở nên khó khăn hơn, thậm chí mù lòa.

Bên cạnh đó, các mô xung quanh tủy sống và não cũng dễ bị viêm nhiễm dẫn tới viêm màng não.

Rối loạn tim mạch

Hệ tim mạch của người bệnh cũng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn giang mai và gây ra chứng viêm động mạch, hẹp mạch máu, nhồi máu cơ tim… Tất cả những bệnh này đều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vì những dấu hiệu và biến chứng nguy hại kể trên, giang mai cần được phát hiện từ sớm và điều trị nhanh chóng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được cách nhận biết bệnh giang mai đơn giản và chính xác nhất. Đừng chần chừ, hãy đến ngay cơ sở y tế xét nghiệm bệnh nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện trên da.

 

 

 

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan