8 cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả trong tíc tắc

Cà phê có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo nếu không sử dụng đúng cách. Khi bị say cà phê (say cafe) bạn thường cảm thấy run rẩy tay chân, bồn chồn, mệt mỏi… Vậy cần làm gì khi gặp tình trạng này? Hãy cùng tham khảo 8 cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả
Cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả

1. Say cà phê là gì? Triệu chứng say cà phê thường thấy

1.1 Tìm hiểu về say cà phê

Say cà phê là tình trạng mà người uống cà phê có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ hoặc khó tập trung sau khi tiêu thụ một lượng cà phê đủ lớn. Say cà phê thường xảy ra do tác động của caffeine – một chất kích thích có trong cà phê – đến hệ thần kinh trung ương của cơ thể.

Say cà phê là gì?
Say cà phê là gì? Những biểu hiện say cà phê thường thấy

1.2 Biểu hiện say cà phê

Các triệu chứng say cà phê có thể làm bạn thấy khó chịu và mệt mỏi. Biểu hiện như:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ
  • Khó tập trung và mất tinh thần
  • Cảm giác hồi hộp, lo lắng và bồn chồn
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn hoặc tiêu chảy
  • Mặt đỏ bừng
  • Đau đầu
  • Rung giật cơ thể
  • Động kinh (trong trường hợp say cà phê nặng)

Một số người uống cà phê bị say còn trải qua hiện tượng bị trói tai, đổ mồ hôi và tiêu chảy. Những người nạp nhiều hơn 10g caffeine còn có thể bị suy hô hấp, co giật, thậm chí là tử vong!

2. Nguyên nhân khiến bạn bị say cafe

Nguyên nhân chính gây say cà phê là do caffeine – một chất kích thích tự nhiên có trong cà phê. Caffeine tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp kích thích sự tập trung và tăng cường tình trạng cảnh giác, tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine, có thể gây ra say cà phê và các biểu hiện tiêu cực khác như rối loạn giấc ngủ, lo lắng, động kinh và nhịp tim nhanh.

Nguyên nhân khiến bạn bị say cafe
Nguyên nhân khiến bạn bị say cafe

Mức độ caffeine được khuyến nghị cho người lớn là khoảng 200-400 mg mỗi ngày. Tương đương với khoảng 1000ml cà phê đen đã pha. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với caffeine của mỗi người là khác nhau, do đó, có người có thể cảm thấy say cà phê với lượng caffeine thấp hơn mức độ khuyến nghị.

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái sau khi uống cà phê. Hãy hạn chế lượng caffeine tiêu thụ. Hoặc chuyển sang uống các loại thức uống không chứa caffeine để giảm thiểu nguy cơ say cà phê.

3. Top 8 cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả

3.1 Ăn nhiều tinh bột

Bạn có thể ăn thêm một ít tinh bột từ các nguồn thực phẩm như miếng bánh mì hoặc một chút cơm. Tinh bột sẽ giúp bạn điều hòa lại lượng caffeine trong cơ thể, làm giảm các triệu chứng như đau đầu, khó chịu và buồn nôn chỉ sau vài phút.

cách chữa say cà phê với tinh bột
Cách chữa say cà phê với tinh bột

3.2 Ăn đồ ngọt

Ăn đồ ngọt có thể giúp giảm tác dụng của caffeine trong cơ thể và giảm hiện tượng nhức đầu nhanh chóng chỉ sau vài phút.

cách chữa say cà phê với đồ ngọt
Mẹo chữa say cà phê với đồ ngọt

3.3 Uống thật nhiều nước

Khi bạn cảm thấy bị say cà phê, việc đầu tiên cần làm là uống nhiều nước. Hãy uống khoảng 1 đến 1,2 lít nước trong vòng 10 phút liên tục. Phương pháp này giúp hòa tan bớt lượng caffeine trong cơ thể. Bằng cách này, cơ thể sẽ thường xuyên bài tiết cà phê ra ngoài thông qua việc đi tiểu nhiều lần. Điều này giúp bạn không còn cảm thấy say cà phê nữa.

chữa say cà phê bằng cách uống nhiều nước
Chữa say cà phê bằng cách uống nhiều nước

3.4 Uống chanh và mật ong

Chanh chứa nhiều vitamin C, acid citric và năng lượng cho cơ thể, giúp tinh thần trở lên tỉnh táo hơn. Ngoài ra, acid citric trong chanh còn giúp tăng cường quá trình chuyển hóa caffeine trong cơ thể, giúp loại bỏ caffeine ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Từ đó giúp giảm cơn đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.

Cách chữa say cà phê với nước chanh mật ong
Cách chữa say cà phê với nước chanh mật ong

3.5 Uống nước cam

Khi bạn cảm thấy bị say cà phê, điều quan trọng đầu tiên cần làm là uống nhiều nước. Hãy uống khoảng 1 đến 1,2 lít nước trong vòng 10 phút liên tục. Phương pháp này giúp hóa lỏng cà phê và làm tan lượng caffeine trong cơ thể. Bằng cách uống nhiều nước, cơ thể sẽ thường xuyên bài tiết cà phê ra ngoài thông qua việc đi tiểu nhiều lần. Điều này giúp bạn không còn cảm thấy say cà phê và là cách chữa trị hiệu quả và đơn giản.

Uống nước cam giải say cà phê
Uống nước cam giải say cà phê

3.6 Nước trà gừng ấm

Khi bị say cà phê, bạn có thể sử dụng trà gừng để giúp giảm lượng cafein trong cơ thể và tăng nhiệt độ cơ thể. Việc uống 1 ly trà gừng ấm sẽ giúp cơ thể của bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau chỉ khoảng 20 phút. Trà gừng không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn có tác dụng giảm triệu chứng say cà phê như đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Sau khi uống trà gừng, bạn có thể cảm thấy cơ thể nóng lên và toát mồ hôi, hiện tượng này cho thấy lượng caffeine đang được đẩy ra khỏi cơ thể của bạn.

Nước trà gừng ấm
Cách chữa say cà phê với nước trà gừng ấm

3.7 Vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu

Cafein là chất được bổ sung vào cơ thể nhằm nâng cao sức bền cũng như nâng cao khả năng tập trung của bạn. Do đó, nếu gặp phải tình trạng dư thừa cafein gây say bạn chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút để đào thải bớt lượng cafein ra ngoài.

Vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu
Vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu khắc phục trình trạng say cafe

Đồng thời, việc hít thở đều đặn khi tập thể dục giúp bạn lấy lại tinh thần tốt nhất, giảm đi sự căng thẳng, bồn chồn. Việc hoạt động sẽ giúp cafein bị loại bỏ bớt giúp bạn giải say cafe. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục quá mức để tránh gây căng thẳng cơ và dẫn đến tình trạng mệt mỏi thêm.

3.8 Massage nhẹ nhàng

Massage vùng cổ và vai có thể giúp giảm đau đầu và giảm các triệu chứng say cà phê. Massage nhẹ nhàng và liên tục trong vài phút có thể giúp tăng lưu thông máu và giảm căng thẳng cơ. Bạn sẽ dần trở nên tỉnh táo và thoải mái hơn sau khi massage xong.

cách giải quyết khi uống cà phê bị say
Cách xủ lý khi uống cà phê bị say

4. Làm gì để tránh bị say coffee

Để tránh bị say cà phê, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Hạn chế lượng caffeine: Hạn chế lượng cà phê hoặc thức uống chứa caffeine khác mỗi ngày, đặc biệt vào buổi chiều tối, vì lượng caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Tăng dần liều lượng caffeine: Nếu bạn mới bắt đầu uống cà phê, hãy tăng dần liều lượng caffeine để cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Chọn loại cà phê phù hợp: Cà phê loại Arabica có chứa ít caffeine hơn loại Robusta, nên nếu bạn dễ bị say cà phê, hãy chọn loại Arabica để giảm thiểu nguy cơ.
  • Uống cà phê sau khi ăn: Uống cà phê sau khi ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ say cà phê.
  • Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ trước khi uống cà phê để giảm thiểu nguy cơ bị khô họng và giúp cơ thể hấp thu caffeine chậm hơn.
  • Tránh uống cà phê khi đang mệt mỏi hoặc căng thẳng: Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc căng thẳng, sẽ dễ dàng bị say cà phê hơn.
  • Không nên uống cà phê kèm với thuốc: bởi điều này có thể gây ngộ độc nặng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn uống cà phê dù phải sử dụng thuốc, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên uống cà phê sau khi đã uống thuốc từ 2 đến 3 giờ.
Làm gì để tránh bị say coffee
Làm gì để tránh bị say coffee

Hy vọng với những chia sẻ trên của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp mọi người tránh được nỗi lo say cà phê. Có thể vừa được thưởng thức tách cà phê thơm ngon, vừa bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn có thắc mắc gì về tình trạng sức khỏe hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua .

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan