Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm rất phổ biến thông qua con đường tình dục. Bệnh ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, điển hình như: đường sinh dục, họng, trực tràng, khớp… Nếu tình trạng này không được phát hiện và chữa trị sớm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy bài viết dưới đây được chính bác sĩ Lê Đỗ Nguyên đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh xã hội giải đáp cũng như cung cấp mọi thông tin cần thiết về bệnh lậu cho bạn.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên [tham khảo thêm tại đây]. Nguyên nhân bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục và chiếm khoảng 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lậu ở một số đối tượng tại Hà Nội mới nhất cho thấy, 3% phụ nữ hành nghề mại dâm mắc bệnh lậu, 2% nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự mắc bệnh và 2,5% bệnh nhân nam đến khám các bệnh lây qua đường tình dục mắc bệnh.
Con đường lây truyền bệnh lậu
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết:
- Bệnh lậu thường lây truyền trực tiếp qua quan hệ tình dục không được bảo vệ với người mắc bệnh (chiếm 90%) dù là quan hệ tình dục theo đường âm đạo, hậu môn hay đường sinh dục – miệng.
- Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với vùng bị nhiễm bệnh của người khác, bao gồm: dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn…
- Truyền từ mẹ sang con khi sinh thường.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lậu?
Bệnh lậu thường gặp nhất là những người trong độ tuổi hoạt động tình dục nhiều không phân biệt nam nữ.
Bệnh lậu có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Nhưng đối tượng thường gặp nhất là những người trong độ tuổi hoạt động tình dục mạnh, người có nhiều bạn tình, sức đề kháng suy giảm…Thường là ở độ tuổi thanh thiếu niên hay những người hoạt động nghề không lành mạnh, mại dâm.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh lậu
Do cấu tạo giải phẫu ở nam giới và nữ có khác biệt nên triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ cũng khác nhau.
Triệu chứng ở nam giới
Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3-5 ngày. Viêm niệu đạo cấp tính là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lậu ở nam giới với những triệu chứng sau:
- Khó chịu, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nóng rát.
- Tiết dịch niệu đạo: ra mủ niệu đạo màu vàng đục hoặc trắng với số lượng nhiều (thường vào lúc sáng sớm).
- Nước tiểu có thể hơi đục, hoặc có lẫn ít máu, hạch bẹn sưng đau.
- Một số bệnh nhân ra mủ ít, màu trong hoặc không có triệu chứng.
Triệu chứng ở nữ giới
Thời gian ủ bệnh thường từ 2 tuần trở lên. Bệnh lậu ở nữ giới thường không có dấu hiệu điển hình, đôi khi còn không có triệu chứng. Một số dấu hiệu có thể gặp là:
- Tiểu rắt, tiểu buốt
- Đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu.
- Ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh.
- Viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là viêm ở cổ tử cung với biểu hiện ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, phù nề, bệnh nhân có cảm giác ngứa, đau rát.
- Cảm giác đau và khó chịu ở vùng hậu môn, trực tràng nếu có quan hệ ở hậu môn.
- Nếu có quan hệ bằng miệng, bệnh nhân có thể bị đau họng, viêm họng.
- Lậu mắt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh: Có thể bị 1 hoặc 2 mắt, mắt sưng không mở được, chảy nhiều mủ…
Biến chứng nguy hại thường gặp ở bệnh lậu
Ở nữ giới, bệnh lậu có nguy cơ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể gồm:
- Theo thời gian, vi khuẩn sẽ di chuyển vào đường sinh sản, gây ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu (PID) với các triệu chứng đau đớn dữ dội.
- Nếu gây viêm mủ vòi trứng, thường để lại sẹo ở ống dẫn trứng, khiến việc mang thai gặp khó khăn, có thể gây thai ngoài tử cung (xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung).
- Lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.
Ở nam giới, một số biến chứng nghiêm trọng phải kể đến gồm:
- Hình thành sẹo ở niệu đạo.
- Hình thành áp xe bên trong dương vật, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh gần tinh hoàn.
- Nhiễm trùng làn vào máu, gây ra các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như: viêm khớp, tổn thương van tim…
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu
Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh lậu là quan hệ tình dục an toàn, dưới đây là một số giải pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ở mức tối đa:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Không quan hệ tình dục với người đang có triệu chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lậu.
- Tránh quan hệ cùng lúc với nhiều người.
- Đi xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
- Đi xét nghiệm bệnh lậu và cả bạn tình của bạn cũng đi xét nghiệm.
Các câu hỏi liên quan tới bệnh lậu
1. Bệnh lậu có gây vô sinh không?
Đối với nam giới: nếu không sớm chữa trị, bệnh lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm túi tính và có thể dẫn đến vô sinh.
Đối với phụ nữ: bệnh lậu nếu không điều trị, có thể lây lan vào trong ống dẫn trứng và tử cung, gây ra bệnh viêm vùng chậu và nguy cơ dẫn tới vô sinh.
2. Bệnh lậu có ảnh hưởng thai nhi?
Người mẹ trong giai đoạn mang thai nếu mắc bệnh lậu nếu không được can thiệp kịp thời có thể lây sang con (khi sinh thường). Và nếu mắc lậu, trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc mắt, dễ dẫn tới mù loà, viêm phổi, viêm màng não…
3. Bệnh lậu có gây tử vong không?
“Bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh đi khám và chữa khi bệnh còn ở giai đoạn đầu (cấp tính). Trường hợp bệnh đã sang giai đoạn mãn tính, tái đi tái lại đã nhiều lần hoặc mắc đồng thời nhiều loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn.”
Bác sĩ Tân, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết:“Bệnh lậu hiếm khi gây tử vong. Nhưng bệnh nhân mắc bệnh lậu có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Chlamydia và HIV, nguy cơ có thể dẫn đến tử vong”
4. Chữa bệnh lậu bằng cách nào?
Đối với mỗi trường hợp cụ thể, phác đồ điều trị bệnh lậu có thể có sự khác biệt tuỳ theo mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào, cấp tính hay mãn tính, đối tượng bệnh là nam hay nữ, ở độ tuổi nào, có đang mang thai không, bệnh đã tái phát hay chưa? Có kèm theo bệnh lý nào khác nữa không?
Thường bệnh được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu nhằm ức chế, đào thải vi khuẩn. Hoặc sử dụng kháng sinh phối hợp nếu có kết hợp với các nhiễm khuẩn khác.
Kết hợp với các biện pháp tầm soát như quan hệ tình dục an toàn, chăm sóc, vệ sinh vùng kín, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày hợp lý,…
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh lậu. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:
- Gọi tổng đài 02437.152.152 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi
Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp cho bác sĩ qua: 0584.591.860 - 0584.591.860
- Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại.