Bệnh sùi mào gà là gì? Thông tin quan trọng bạn cần biết

Sùi mào gà là bệnh lý lây qua đường tình dục phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư hoặc vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, sùi mào gà là bệnh gì? Các dấu hiệu nhận biết sùi mào gà như thế nào? Phương pháp điều trị sùi mào gà ra sao?… Cùng bác sĩ Lê Đỗ Nguyên chuyên khoa Ngoại Tiết Niệu tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà hay bệnh mồng gà là một bệnh lý xã hội thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh do chủng virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Sùi mào gà được đánh giá là một trong những loại bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư, vô sinh…

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các tổn thương dưới dạng nốt sùi mềm tại vùng tiếp xúc với mầm bệnh. Những vùng này có thể là bẹn, hậu môn, dương vật, âm đạo, miệng… Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có trường hợp có thể kéo dài lên đến vài tháng hoặc vài năm.

Hơn nữa, tỷ lệ có triệu chứng rõ rệt rất thấp, chiếm khoảng 1 – 2% tổng số trường hợp. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát sớm các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh lý khác. 

Con đường lây nhiễm sùi mào gà 

con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Con đường lây nhiễm sùi mào gà thường thấy nhất là qua đường tình dục. Ngoài ra, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng sùi mào gà hoàn toàn có thể lây qua các con đường khác như sử dụng chung dụng cụ cá nhân với người bệnh, tiếp xúc với vết thương hở có chứa mầm bệnh, lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở… 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà:

  • Có nhiều bạn tình, quan hệ với nhiều người, quan hệ mới gái mại dâm…
  • Quan hệ với bạn tình mà không sử dụng biện pháp an toàn (bao cao su), quan hệ bằng miệng (oral sex), hôn…
  • Sử dụng bao cao su kém chất lượng, quá lỏng, bị thủng…
  • Dùng chung đồ chơi tình dục nhưng không rửa sạch 
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như chậu rửa mặt, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn mặt…

Chủng Virus gây bệnh

Virus HPV (Human Papillomavirus) gây bệnh sùi mào gà

Virus HPV (Human Papillomavirus) là loại virus gây u nhú ở người và được xem là nguyên nhân hàng đầu cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay. Virus HPV bao gồm 150 chủng và có ít nhất 30 – 40 chủng lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, đối với bệnh sùi mào gà thì chỉ có vài chủng là gây bệnh sùi mào gà. Trong đó, có hai nhóm phổ biến là: 

  • Chủng HPV-16 và HPV-18: có nguy cơ gây bệnh cao và có khả năng gây các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo…
  • Chủng HPV-6 và HPV-11: được coi là lành tính trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, các chủng này có thể dẫn đến tình trạng sùi mào gà khổng lồ (hiếm gặp) và được xem là một dạng của ung thư biểu mô tế bào. 

Với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã thành công nghiên cứu ra Vacxin phòng chống virus HPV. Tuy nhiên, Vacxin chỉ có tác dụng giảm nguy cơ bị bệnh chứ không triệt để. Nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thì bạn vẫn hoàn toàn có thể bị mắc sùi mào gà dù đã tiêm Vacxin phòng chống HPV.

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà 

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, bệnh sùi mào gà có triệu chứng chung là mọc các nốt sùi nhỏ, có màu thịt hồng hoặc sẫm hơn tại khu vực tiếp xúc với virus HPV.

Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi nhỏ và ít khi gây ngứa rát nên rất khó để phát hiện, nếu phát hiện thì người bệnh cũng dễ dàng bỏ qua. Theo thời gian, các nốt mụn sẽ phát triển tập trung lại với nhau, hình thành các cụm mụn có hình mào gà hoặc bông súp lơ. Cụ thể: 

Triệu chứng sùi mào gà ở nam

  • Vị trí xuất hiện sùi mào gà thường ở dương vật, bìu, háng, đùi, hậu môn… 
  • Nốt sùi có màu như da, nâu hoặc hồng, có thể gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chảy máu sau quan hệ tình dục. 

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ: 

  • Các nốt sùi do xuất hiện ở bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung…
  • Nốt sùi gây ngứa ngáy, nóng rát, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục. 

Triệu chứng của sùi mào gà miệng:

  • Xuất hiện các vết sùi, loét ở môi, miệng, lưỡi… và có thể bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng
  • Sau giai đoạn ủ bệnh, khoang miệng hoặc lưỡi sẽ hình thành các mảng sần có hình súp lơ, gây đau rát cho người bệnh khi ăn uống

hình ảnh sùi mào gà ở miệng

Khi có các dấu hiệu nghi của sùi mào gà, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và làm các xét nghiệm. Trong trường hợp được chẩn đoán sùi mào gà, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp. Việc kéo dài thời gian thăm khám sẽ khiến bệnh trở nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho việc điều trị và tăng cao tỷ lệ tái phát. 

Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà 

giai đoạn phát triển bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà sẽ phát triển theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh: là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với virus HPV cho đến khi xuất hiện các nốt sùi đầu tiên. Tùy theo hệ miễn dịch và thể trạng của từng người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, từ khoảng 4 tuần – 9 tháng (thời gian trung bình là 3 tháng)

Giai đoạn khởi phát: bắt đầu xuất hiện các nốt sùi nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác tại nơi tiếp xúc với mầm bệnh. 

Giai đoạn phát triển: nốt sùi bắt đầu phát triển mạnh về kích thước, số lượng và có xu hướng tập trung lại với nhau thành các ổ mụn có hình mào gà hoặc súp lơ. Các ổ này gây đau, ngứa và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Giai đoạn biến chứng: hay còn gọi là giai đoạn cuối với các triệu chứng như nhiễm trùng, sưng tấy, tiết dịch, loét… Ở giai đoạn này, bệnh có thể hình thành biến trứng nghiêm trọng như ung thư (ung thư hậu môn, dương vật, âm đạo…)

Giai đoạn tái phát: các phương pháp điều trị hiện nay rất khó điều trị triệt để virus HPV bên trong cơ thể. Do đó, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau khi điều trị nếu tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn. Thông thường, tình trạng sùi mào gà tái phát sẽ nặng hơn nguyên phát

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh từ sớm, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tái phát. 

Biến chứng của sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, sùi mào gà là bệnh lý cần phải được điều trị từ sớm để tránh tiến triển thành giai đoạn nặng. Bởi khi đó bệnh không chỉ gây ra các biến chứng đối với sức khỏe mà khả năng tái phát sau điều trị cũng rất cao. 

biến chứng sùi mào gà

Ảnh hưởng đến cuộc sống 

Các nốt sùi mào gà phát triển nhanh sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, người bệnh bị sùi mào gà sẽ cảm thấy tự ti, nhất là đối với tình trạng sùi mào gà ở miệng. 

Phát triển thành ung thư

Biến chứng nguy hiểm nhất của sùi mào gà là bệnh có khả năng phát triển thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Theo thống kê cho thấy, khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 15% nam giới bị sùi mào gà ở dương vật, 5% người bị ở âm đạo và 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. 

Ngoài ra, người bệnh sùi mào gà ở miệng cũng có thể tiến triển thành ung thư vòm họng, cổ họng… nếu không được điều trị kịp thời. 

Gây hại cho thai kỳ

Nếu thai phụ bị sùi mào gà trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai thì bệnh sẽ gây hại rất nhiều đến cả mẹ và bé. Nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ tăng cao sẽ khiến các nốt sùi to lên nhanh chóng, gây chảy máu và khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, các nốt sùi mào gà có thể khiến mẹ bầu khó sinh con qua ngả âm đạo hơn. 

Trẻ sơ sinh có mẹ sùi mào gà khi sinh ra cũng có tỷ lệ nhỏ mắc phải u nhú ở thanh quản khiến trẻ bị khàn giọng, khóc yếu…  Nếu bệnh nặng có thể lan sang khí quản, phổi và gây tắc nghẽn đường thở. 

Vô sinh – hiếm muộn 

Người bệnh bị sùi mào gà giai đoạn nặng có thể bị biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… Khiến khả năng sinh sản bị suy giảm. 

Hơn nữa, virus HPV có trong tinh dịch sẽ làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và khiến nam giới khó thụ thai hơn. Nếu thụ thai thành công cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai. 

Xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh

Để điều trị sùi mào gà hiệu quả, các bác sĩ cần có thêm các thông tin về bệnh để tư vấn phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Do đó, ngoài khám lâm sàng thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu giúp kiểm tra sự xuất hiện của các vi khuẩn bệnh tình dục khác (lậu, giang mai, chlamydia…) có trong máu, từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như yếu tố nguy cơ. 
  • Khám hậu môn: sùi mào gà có thể tồn tại sâu bên trong hậu môn, do bó bác sĩ có thể khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để tìm kiếm nốt sùi bên trong. 
  • Khám vùng chậu: với phụ nữ, sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung. Do đó bác sĩ có thể chỉ định phết tế bào cổ tử cung để làm xét nghiệm Pap. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được soi cổ tử cung để kiểm tra, sinh thiết âm đạo và cổ tử cung… 
  • Sinh thiết: bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết và gửi mẫu mô đi đánh giá giải phẫu bệnh. Mục đích của việc này là khảo sát hình ảnh mô bệnh học, định type virus, xác định ADN của virus và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh. 

Điều trị sùi mào gà

Như đã nói ở trên, bệnh sùi mào gà rất khó để điều triệt để và có nguy cơ tái phát sau điều trị. Do đó, người bệnh cần ghi nhớ các nguyên tắc sau trước khi tiến hành điều trị:

  • Đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi mắc bệnh sùi mào gà. Thăm khám từ sớm khiến quá trình điều trị bệnh đơn giản, giảm thiểu tỷ lệ tái phát và tiết kiệm chi phí. 
  • Đưa đối tác, người từng quan hệ tình dục trước đó đi điều trị để giảm thiểu nguy cơ tái phát sau điều trị.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau điều trị.

Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) 

Các loại thuốc được dùng trong điều trị sùi mào gà có thể dưới dạng thuốc bôi, uống hoặc tiêm. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc đối với người bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc sử dụng hỗ trợ cùng với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa

Thường được áp dụng với các trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc không hiệu quả, các nốt sùi to. Một số biện pháp điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa bao gồm:

  • Đốt điện: sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt cháy các u sùi, tiêu diệt virus gây bệnh.
  • Phẫu thuật: cắt bỏ các khối/mảng/cụm nốt sùi mào gà tại chỗ.
  • Phương pháp lạnh: dùng nitơ lỏng xịt lên các vị trí tổn thương để đông lạnh và gây hư hại tế bào sùi mào gà. Phương pháp này khá an toàn và có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể gây đau đớn, bỏng lạnh, rất và để lại sẹo. 

điều trị sùi mào gà

Điều trị bệnh bằng phương pháp ALA – PDT 

Là phương pháp điều trị sùi mào gà tân tiến hàng đầu hiện nay, được giới chuyên môn đánh giá cao. Phương pháp hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng ánh sáng để kích hoạt phân tử nhạy sáng trong mô bệnh (thuốc nhậy sáng được dùng trước theo đường toàn thân hoặc đường bôi tại chỗ), phản ứng sinh ra các phân tử oxy hóa mạnh gây phá hủy tế bào đích. 

Thực nghiệm cho thấy, phương pháp có hiệu quả điều trị cao, hạn chế tổn thương, không để lại sẹo và giúp ngăn chặn bệnh tái phát tận gốc. Hiện nay, phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội đang áp dụng phương pháp ALA – PDT thế hệ thứ 3 trong điều trị sùi mào gà, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp ALA – PDT thông qua bài viết dưới đây: Bác sĩ giỏi hướng dẫn cách chữa sùi mào gà ở nam và nữ

Phương pháp chăm sóc người bệnh 

Ngoài điều trị bệnh theo phác đồ điều trị chuyên khoa, người bệnh cũng cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế các tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh của bản thân. 

Một số lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc người bệnh sùi mào gà:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không qua kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở khu vực khác. 
  • Sau điều trị sùi mào gà, người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng kín bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên và thay quần áo hàng ngày. 
  • Không sử dụng chung vật dụng với người khác
  • Không quan hệ tình dục khi đang có tổn thương hoặc trong thời gian điều trị
  • Thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ 
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe, đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Chế độ ăn của người bệnh sùi mào gà cần tránh xa thực phẩm cay nóng, chiên rán, dễ gây kích thích… Tập trung vào các loại vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa như tỏi, hành

Phòng ngừa sùi mào gà 

phòng tránh bệnh sùi mào gà

Phòng ngừa sùi mào gà rất quan trọng đối với cả người chưa mắc bệnh bao giờ cũng như những người đã điều trị bệnh. Bạn cần tuân theo những quy tắc dưới đây để hạn chế bệnh tái phát:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 
  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng với điều kiện đối tác cũng chỉ quan hệ tình dục với một mình bạn
  • Kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục 
  • Chủ động tiêm phòng Vacxin HPV
  • Cải thiện lối sống và chế độ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch 

Thông qua bài viết này, bạn đã trả lời được những câu hỏi như sùi mào gà là bệnh gì, con đường lây bệnh, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh như thế nào… Hy vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận dạng các dấu hiệu của bệnh ở bản thân để kịp thời đi thăm khám và điều trị. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 02437.152.152 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan