Bệnh xuất tinh ra máu

Tinh dịch đột nhiên có lẫn máu hoặc chuyển màu hồng, hẳn là điều khiến không ít nam giới hoảng loạn lo lắng. Ít nam giới biết rằng, đây chính là biểu hiện của tình trạng xuất tinh ra máu. Vậy xuất tinh ra máu là gì, vì sao bạn lại mắc bệnh, bệnh có nguy hiểm không và khi xuất tinh ra máu, nam giới nên làm gì? Đây là những vấn đề hiện đang được rất nhiều nam giới quan tâm. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn cũng như chủ động trong việc phát hiện và phòng ngừa xuất tinh ra máu, trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số những thông tin cơ bản liên quan tới chứng bệnh nguy hiểm này.

Xuất tinh ra máu là gì

Bình thường tinh dịch của nam giới khi xuất ra sẽ có màu trắng ngà. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nam giới bỗng thấy tinh dịch của mình có màu đỏ, hồng. Nếu lấy mẫu đó đi xét nghiệm sẽ thấy có lẫn máu trong tinh dịch. Khi đó được gọi là xuất tinh ra máu. Có thể dễ dàng phát hiện xuất tinh ra máu khi xuất tinh ngoài âm đạo hoặc sử dụng bao cao su hoặc thủ dâm.

Xuất tinh ra máu là gì

Nguyên nhân xuất tinh ra máu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất tinh ra máu, đặc biệt phải kể tới là do viêm và nhiễm khuẩn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tổn thương niệu đạo, ung thư hoặc do chấn thương.

+ Viêm nhiễm là những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới xuất tinh ra máu ở nam giới. Đặc biệt viêm và nhiễm khuẩn ở túi tinh chính là mối nguy hiểm của nam giới vì chúng có thể gây xuất tinh ra máu. Vì túi tinh ở nam giới có lớp niêm mạc da rất mỏng, việc viêm nhiễm dễ dẫn đến hiện tượng sung huyết, phù nề các ống và tuyến của ống dẫn tinh gây xuất tinh ra máu. Ngoài ra, hiện tượng viêm tắc nghẽn, phù nề túi tinh cũng khiến túi tinh phải co bóp nhiều khi xuất tinh làm đứt mạch máu dẫn đến xuất tinh ra máu.

Các loại vi khuẩn gây viêm thường gặp là Escherichia coli, Chlamydia, vi khuẩn Gram dương, trực khuẩn lao…

+ Giãn tĩnh mạch thừng tinh: đây cũng là một nguyên nhân gây xuất tinh ra máu mà nam giới nên chú ý.

+  Tổn thương niệu đạo: niệu đạo có thể bị tổn thương do tâm lý căng thẳng hoặc tư thế quan hệ không phù hợp cũng có thể gây xuất tinh ra máu.

+ Ung thư: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, hay ung thư tinh hoàn… cũng là nguyên nhân gây xuất tinh ra máu.

+ Thủ thuật gây chấn thương: sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ  khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh,… đều có thể dẫn tới tình trạng tổn thường và gây xuất tinh ra máu.

Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Triệu chứng xuất tinh ra máu?

Không chỉ có lẫn máu trong tinh dịch, nam giới bị xuất tinh ra máu thường có biểu hiện tiểu buốt, đau khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu, đau khi xuất tinh, sưng đau vùng trên cơ quan sinh dục, sốt nhẹ, đau thắt lưng, đau bụng dưới, sưng, đau ở vùng tinh hoàn, bìu và vùng bẹn…

Nguy hiểm của bệnh xuất tinh ra máu?

+ Ở đa số trường hợp, xuất tinh ra máu lành tính và có thể tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất tinh ra máu là do bạn đáng mắc một bệnh thực thể nào đó như, tắc túi tính, viêm lao túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, ung thư…

 + Có thể nam giới không thấy ảnh hưởng tới đời sống gối chăn nhưng việc xuất tinh ra máu sẽ khiến người bệnh hoang mang. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý nào đó thì bạn nhất thiết cần phải được điều trị.

Điều trị xuất tinh ra máu

Điều trị xuất tinh ra máu?

Đầu tiên, bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuỳ vào nguyên nhân gây xuất tinh ra máu, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.

Tuy nhiên, điều quan trọng là nam giới nên giũa tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài. Nên chia sẻ với vợ để được hiểu và cùng nhau khác phục.

Để phòng ngứa xuất tinh ra máu, nam giới nên chú ý giữ vệ sinh vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm và tầm soát những bệnh có liên quan.

Điều trị xuất tinh ra máu nên được thực hiện tại những cơ sở  y tế tin cậy để tránh việc điều trị không mang lại hiệu quả và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan