Những thông tin về bệnh đau dạ dày – Cách giảm đau hiệu quả

Dạ dày giữ vai trò quan trọng trong cơ thể người, vì đây là nơi tiếp nhận và lưu trữ chất dinh dưỡng cũng như chuyển hóa thức ăn. Hiện nay, bệnh đau dạ dày đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Đáng lo hơn, đau dạ dày không những gây ra khó chịu cho bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ những biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh đau dạ dày để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng Bác sĩ giỏi tìm hiểu về bệnh đau dạ dày trong bài viết này nhé.

Đau dạ dày là bệnh gì? Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý thường gặp gồm các vấn đề ở dạ dày như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn,… Việc này gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, với nhiều trường hợp, bệnh này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý của các quý ông, quý bà, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Có 3 vị trí mắc đau dạ dày phổ biến nhất:

  • Đau vùng thượng vị: Đây là vùng ở trên rốn và dưới xương ức. Người bệnh có cảm giác đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan đến vùng ngực hoặc ra sau lưng
  • Đau vùng bụng giữa: vùng này còn được gọi là vùng quanh rốn, chứa nhiều cơ quan nội tạng nên khó để phân biệt các bệnh lý ở vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan đến vùng bụng phải. Người bệnh thường ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng,…
  • Đau vùng bụng dưới bên trái: người bệnh có cảm giác đau khi đói, ăn vào thì đỡ đau nhưng khó tiêu, đầy hơi, tức bụng, nóng bụng,…
dau-da-day-la-gi
Đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Theo những nghiên cứu khoa học, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân gây nên bệnh này thường phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, một số nguyên nhân bị đau dạ dày sau:

Do vi sinh vật

Những loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, nhiều nhất nhất là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nhiều trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn HP nhưng không loét dạ dày. Uống nhiều rượu bia, đồ ăn độc hại sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và làm hại dạ dày.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây chứng viêm loét dạ dày. Những người có thói quen không tốt trong ăn uống thường sẽ mắc bệnh liên quan đến dạ dày:

  • Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn khuya
  • Để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Ăn quá nhiều đồ chua, cay nóng, chiên rán.
  • Vừa ăn vừa làm việc khác như: đọc sách, chơi game, xem tivi, học bài,…
  • Dùng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, ôi thiu, hư hỏng,…
  • Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

Những thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì vậy cần có thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Yếu tố tâm lý

Những người thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực có nguy cơ đau dạ dày cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do căng thẳng, áp lực khiến cho dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn tới tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Do bệnh lý

Một vài bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, viêm ruột, túi mật, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày có thể là hậu quả của những bệnh lý tại tuyến giáp bởi tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Do dùng thuốc

Những thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

nguyen-nhan-dau-da-day
Nguyên nhân đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh nguy hiểm nhưng có thể nhận biết dễ dàng qua những dấu hiệu sau đây:

  • Đau bụng vùng thượng vị: đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận ra nhất. Bệnh nhân thường đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Tuy vậy, triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với 1 vài bệnh khác tại vùng tương ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đau vùng bụng giữa hoặc bên trái.
  • Buồn nôn: khi niêm mạc dạ dày tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Ợ chua: nguyên nhân khiến dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến trào ngược thực quản gây ợ chua.
  • Chán ăn: nếu dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đói. Điều này dẫn tới cảm thấy chán ăn và không cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, dần dần gây suy nhược cơ thể.
  • Xuất huyết tiêu hóa: những trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây ra xuất huyết dạ dày. Biểu hiện đó là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là dấu hiệu cảnh báo của chứng đau dạ dày không nên xem thường.
trieu-chung-dau-da-day
Biểu hiện đau dạ dày

Phương pháp điều trị đau dạ dày

Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân, điều trị thường cần có nhiều thời gian thì người bệnh mới có thể bình phục. Vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Đau dạ dày liên quan rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, để việc điều trị có hiệu quả, cần có thói quen sống khoa học, hợp lý:
  • Ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế dùng đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Hạn chế uống thức uống có gas, cồn
  • Thường xuyên thể dục, vận động để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh căng thẳng, tránh thức khuya.
  • Dùng thuốc điều trị: Để trị dứt điểm đau dạ dày, ngoài những phương pháp trên thì bệnh nhân cần dùng các thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Một vài chú ý cho người bệnh khi điều trị đau dạ dày bằng thuốc: dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, không tự ý sử dụng thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ.
thuoc-chua-dau-da-day
Thuốc điều trị đau dạ dày

Thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày là do ăn uống. Do vậy, để điều trị bệnh một cách tốt nhất, điều đầu tiên cần quan tâm là chế độ ăn uống của mình. Khi lên thực đơn cho người đau dạ dày cần đảm bảo các nguyên tắc sau.

  • Tập trung vào thực phẩm tốt cho dạ dày: là những thực phẩm có thể bảo vệ và làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nên đưa vào thực đơn những thực phẩm trung hòa axit dạ dày như:
  • Rau xanh: giàu chất xơ và magie. Khi bổ sung thêm rau xanh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện rất tốt.
  • Thực phẩm Probiotic: sữa chua. Nó chứa nhiều lợi khuẩn để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.
  • Thực phẩm Pectin: có nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… giúp tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh.
  • Ngũ cốc: Các hạt ngũ cốc như: đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ cao. Vì vậy, chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa và cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
  • Thực phẩm chống oxy hóa: có trong nghệ, đu đủ, cà chua, bông cải xanh,… Chúng có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin: cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,… từ khoai lang, khoai tây, thanh long,… Vitamin có thể tái cấu trúc niêm mạc dạ dày, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Khi ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp dạ dày tránh co bóp liên tục. Vì vậy mà những cơn đau bụng, chướng bụng được hạn chế. Những thực phẩm mềm, dễ tiêu như: bơ, khoai lang, sữa chua,…

  • Hạn chế thực phẩm hại dạ dày

Thực phẩm lên men: hạn chế dùng những loại như: dưa muối, mắm tôm, mắm tép,… Chúng có thể làm axit dạ dày bị biến đổi, thậm chí gây ung thư.

Thực phẩm chiên rán, chất kích thích, đồ lạnh: Dạ dày rất khó tiêu hóa đồ chiên rán làm cho bệnh nhân có thêm khả năng mắc máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, chất bảo quản có trong đồ đông lạnh cũng có thể chứa độc tố, nguy hại cho niêm mạc dạ dày.

  • Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học nghĩa là phải ăn đủ 3 bữa, đúng giờ. Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Nhiều người thường nhịn ăn để giảm cân, đây là phương pháp thiếu khoa học và có thể dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng

  • Bổ sung đủ nước

Thời điểm tốt nhất để uống nước là vừa ngủ dậy, cách bữa sáng khoảng 1 giờ. Không nên uống nước ngay sau khi ăn. Vì sẽ khiến dịch vị bị loãng, dạ dày đau rát. Có thể sử dụng nước trái cây để vừa bổ sung nước, vừa bổ sung vitamin. Tuyệt đối không nên uống nước có ga. Bởi nước này chứa hàm lượng axit khá cao. Khi vào dạ dày, chúng khiến tình trạng trở nên nặng hơn, vết loét nghiêm trọng hơn

thuc-don-cho-nguoi-dau-da-day-xay-dung
Thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Việc xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh sẽ là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.

  • Gừng, nghệ: là những lựa chọn tuyệt vời cho người đau dạ dày. Trong gừng và nghệ chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau, làm lành vết loét, trung hòa axit dạ dày.
  • Cải xanh: Cải xanh là loại rau họ cải chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn H. pylori. Trong nghiên cứu trên động vật, chuột viêm dạ dày được cho ăn cải xanh. Những con chuột cho thấy những cải thiện đáng kể vì giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đây là loại rau giàu chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Tỏi: Trong danh sách những loại thực phẩm kháng khuẩn, tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Giống súp lơ xanh và những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó cũng ảnh hưởng đến nhiễm trùng H. pylori. Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi có thể ngăn ngừa viêm dạ dày do H. pylori gây ra. Ngoài ra, tỏi cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Trà xanh: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra catechin trà, hợp chất chống oxy hóa trong trà có thể chống viêm dạ dày. Hơn nữa, catechin trà có thể hoạt động hay có công dụng nếu sự gia tăng tỉ lệ chủng vi khuẩn dẫn tới kháng kháng sinh. Trà xanh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày.
  • Táo: chứa rất nhiều protein đẩy nhanh tiêu hóa, cải thiện táo bón, tiêu chảy. Trong thực phẩm cho người đau dạ dày, nên ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.
  • Chuối: đây là thực phẩm dễ tiêu hóa và cung cấp chất điện giải giúp ổn định tiêu hóa. Chuối chín chứa nhiều kali làm giảm buồn nôn, ổn định cơ thắt. Chuối xanh có khả năng giảm tiêu chảy.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, có khả năng cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ việc tiêu hóa, giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nên bổ sung 1 – 2 hộp sữa chua vào thực đơn cho người đau dạ dày hằng ngày.
  • Cơm trắng: có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dịu kích ứng, đồng thời hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, các chất độc hại tích tụ trong dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn cơm trắng khô hoặc cháy.
  • Đu đủ: cung cấp nhiều papain – enzyme hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, cải thiện táo bón.
    Cháo bí đỏ đậu xanh: có tác dụng tốt cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt là khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ.

du-du

  • Cháo hạt sen: là thức ăn không nên bỏ qua nếu kể đến cháo gì tốt cho người đau dạ dày. Cháo này có khả năng kháng viêm mạnh, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh.
  • Cháo long nhãn: có khả năng trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, đồng thời chống suy nhược cơ thể.
    Cháo bắp cải tôm thịt: các dưỡng chất trong bắp cải giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. Nhờ vậy có thể giảm những triệu chứng của đau dạ dày.
  • Cháo nấm hương: có nhiều công dụng, một trong số đó là giảm triệu chứng của đau dạ dày.
  • Cháo gạo cao lương thịt dê: cao lương và thịt dê có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: omega-3, protein, axit pantothenic,…
  • Cháo dạ dày, lá lách heo: giúp bồi bổ sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
  • Cá hồi: chứa nhiều Omega-3, giúp kháng viêm, làm lành vết thương, tái tạo tế bào mới thay thế tế bào bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa.
  • Khoai tây: có khả năng trung hòa axit nhờ tính kiềm, hấp thụ bớt axit dư thừa trong dạ dày, ngăn táo bón, tiêu chảy.
  • Hạt lanh: một số nghiên cứu chứng minh hạt lanh có thể làm giảm đau dạ dày đồng thời chống co thắt ruột.
  • Bánh mì ngăn viêm loét dạ dày: thực đơn hàng ngày của người đau dạ dày nên có bánh mì. Khi ăn, bánh mì sẽ hấp thu bớt phần axit dư thừa có trong dịch vị. Hơn nữa, bánh mì nướng còn bổ sung tinh bột, chất xơ để có đủ năng lượng trong một ngày.
  • Bánh quy giòn: tương tự như bánh mì, bánh quy giòn cũng có thể hút bớt phần axit dư thừa trong dịch vị, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương.
  • Bột yến mạch: giúp bảo vệ niêm mạc đồng thời chống trào ngược axit dạ dày.

bot-yen-mach

Đau dạ dày là căn bệnh không thể chủ quan. Qua chuyên mục Y học thường thức, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh đau dạ dày để có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt hơn.

Tham khảo thêm: Bệnh Parkinson là gì?

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan