Viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu nguy hiểm như thế nào

Đi tiểu kèm máu là hiện tượng khi nước tiểu được đào thải ra ngoài có chứa máu hoặc có màu nâu sẫm. Đi tiểu ra máu là triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây cũng là các dấu hiệu của các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, thận, bàng quang, hoặc cơ quan sinh dục. Vậy, tiểu ra máu là báo hiệu bệnh gì? Tiểu ra máu có sao không? Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu cần làm gì?

Tiểu ra máu là báo hiệu bệnh gì?

Tiểu ra máu không phải lúc nào cũng là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần khám bác sĩ chuyên môn khi có dấu hiệu bất thường. Bởi đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến cơ quan trong hệ tiết niệu. Trong đó, nhóm bệnh thận và niệu đạo chắc chắn gây ra tình trạng này. Hơn nữa, đi tiểu kèm máu cũng tiềm ẩn của nguy cơ ung thư.

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Do cấu trúc sinh học, niệu đạo của phụ nữ thẳng và ngắn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.

Dữ liệu thống kê từ Viện Quốc gia về bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và bệnh Thận tại Mỹ chỉ ra rằng, khoảng 60% phụ nữ trải qua ít nhất một lần nhiễm trùng đường tiết niệu trong đời. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện ở niệu đạo, niệu quản, thận hoặc bàng quang.

Tiểu ra máu ở phụ nữ là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những dấu hiệu khác như:

  • Luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều, tiểu liên tục
  • Nước tiểu ít, tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục, khai mùi
  • Ngứa ngáy vùng kín thường xuyên
  • Đau hạ vị, đau lưng, đau khi quan hệ, ớn lạnh và sốt,…

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Niêm mạc trong đường tiết niệu bị tổn thương, mủ và máu sẽ tiết càng nhiều hơn.
  • Vi khuẩn ngược dòng lên thận gây viêm nhiễm thận, lâu dần gây ra suy thận
  • Vi khuẩn nhiễm vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu. Triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim nhanh,… nguy hiểm tính mạng.
  • Tắc vòi trứng gây vô sinh, hiếm muộn, sinh non sẩy thai ở nữ giới,…

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa trong hệ tiết niệu dưới dạng rắn. Sỏi tiết niệu thường phát sinh ở bàng quang hoặc thận.

Triệu chứng tiểu ra máu ở là dấu hiệu điển hình của bệnh. Xuất hiện khi những khối sỏi tác động làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu và các cơ quan khác. Sau đó, máu hòa quyện vào nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và được đào thải ra ngoài.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng viêm sưng cấp tính hoặc mạn tính ở bàng quang.  Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm hơn 50% trường hợp viêm bàng quang. Bên cạnh bàng quang, thận, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới cũng có thể nhiễm khuẩn. 

Bên cạnh những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, viêm bàng quang có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. Còn gọi là viêm bàng quang xuất huyết. Nếu viêm bàng quang kèm theo hiện tượng tiểu ra máu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Đây là dấu hiệu tiến triển nặng. Tiếp theo rất có thể bàng quang sẽ phù nề và xuất huyết.

U bướu thận

U bướu thận là sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính trong thận. Nếu đó là các khối u lành tính, chúng thường không tác động nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc theo dõi và điều trị bệnh từ sớm vẫn rất quan trọng.

Trong những khối u lành tính, vẫn có khả năng xuất hiện tế bào ác tính. Khi phân chia và phát triển, các khối u gây gây ra sự chèn ép vào các cơ quan xung quanh.Sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Một số trường hợp không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khối u bướu thận ác tính thường không có dấu hiệu lâm sàng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như tiểu ra máu, đau ở vùng thắt lưng, giảm cân và thiếu máu nặng có thể xuất hiện khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng.

Phì đại tuyến tiền liệt

viêm đường tiết niệu tiểu ra máu - phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh tiết niệu ảnh hưởng đến nam giới. Gây ra sự tăng sinh lành tính của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến.Dẫn đến tuyến tiền liệt phình to và xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu gấp và bí tiểu. Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Bệnh thận

Tiểu ra máu là báo hiệu bệnh gì? Viêm cầu thận hoặc viêm thận có thể làm cho người bệnh tiểu ra máu. Trong trường hợp viêm cầu thận, hiện tượng này xảy ra khi chức năng lọc máu của cầu thận giảm, làm cho hồng cầu rò rỉ vào nước tiểu.

Bệnh viêm thận và viêm bể thận cấp cũng có thể dẫn đến tiểu máu do tình trạng viêm sưng. Những bệnh thận cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Vô căn

Hiện tượng tiểu ra máu vô căn là khi không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đưa máu vào nước tiểu trong quá trình đào thải khỏi cơ thể.

Việc tiểu ra máu vô căn có thể xảy ra ở các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là những người có tiểu sử gia đình liên quan đến các vấn đề thận kèm theo triệu chứng tiểu máu. Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả xét nghiệm cận lâm sàng âm tính, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khi các mô bên trong tử cung phát triển ngay trong tử cung hoặc ở bên ngoài tử cung. Thông thường, những vị trí này có thể ở khung chậu hoặc trong khoang bụng.

Người bệnh thường phát ban u, khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là lý do tiểu ra máu ở phụ nữ kèm theo đó là những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới và khu vực chậu.

Ung thư

Ung thư là một biến chứng nặng của các bệnh tiết niệu, với triệu chứng tương tự như những bệnh lý khác nhưng nghiêm trọng hơn, bao gồm tiểu ra máu ở phụ nữ. Hai loại ung thư tiết niệu phổ biến nhất là ung thư bàng quang và ung thư thận. Mặc dù nguyên nhân không phổ biến bằng các bệnh lý tiết niệu khác, người bệnh khi phát hiện triệu chứng tiểu máu cần thăm bác sĩ và thực hiện kiểm tra để giảm thiểu rủi ro.

Triệu chứng đi tiểu ra máu cần đi khám gấp

Triệu chứng đặc trưng của tiểu ra máu thường bao gồm màu nước tiểu biến đổi thành hồng nhạt, đỏ hoặc sẫm. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ đi kèm các triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu buốt
  • Đau vùng chậu, bụng dưới
  • Tiểu khó
  • Thay đổi tần suất đi tiểu rõ rệt (đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn)
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt, ớn lạnh

Trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh viêm cấp tính ở bàng quang, thận, cầu thận hoặc niệu đạo mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành dạng mạn tính.

Ngoài ra, tiểu ra máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng là quan trọng.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Việc tuân thủ chỉ định và thực hiện điều trị theo hướng dẫn rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Đi tiểu ra máu có sao không?

Như đã đề cập ở trên, tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Ở thời kỳ đầu, bệnh có thể không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để lâu hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Phần lớn các bệnh tiết niệu gây ra tiểu máu ở dạng cấp tính có thể được chữa trị bằng phương pháp nội khoa. Bác sĩ kê đơn thuốc hoặc tự khỏi sau một thời gian. Do đó, khi xuất hiện tình trạng tiểu ra máu, việc quan trọng là tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để đảm bảo điều trị được thực hiện kịp thời. Ngăn chặn sự phát triển các biến chứng nghiêm trọng khác. Trong đó có ung thư ở hệ tiết niệu.

Tạm kết

Vêm đường tiết niệu tiểu ra máu là hồi chuông cảnh báo hệ tiết niệu đang gặp vấn đề cần được khám và điều trị sớm. Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu không khó chữa, có điều phải điều trị viêm đường tiết niệu sớm trước khi có biến chứng nguy hiểm.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài  0584591860 hoặc 0969668152 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan