Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là thắc mắc của nhiều bạn gái bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và những bạn nam tò mò về vấn đề này. Kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt là những kiến thức giới tính hết sức bình thường mà ai cũng nên biết, chính vì vậy bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi kinh nguyệt là gì? Và lý do hàng tháng các bạn nữ thường có kinh nguyệt

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là sự ra máu định kỳ mỗi tháng một lần ở chị em phụ nữ từ khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh, kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc phụ nữ đã có khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt có tác dụng điều hòa nội tiết tố cơ thể, loại bỏ những vi khuẩn ra khỏi cơ thể bằng cơ chế tự làm sạch, đẩy nhanh quá trình tái tạo máu. Ngoài ra, kinh nguyệt còn giúp chị em nhận biết cơ thể mình đang khỏe mạnh, khi cơ thể khỏe mạnh, máu kinh sẽ có màu đỏ tươi, dạng lỏng, mùi hơi tanh hoặc không có mùi, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Là con gái thật tuyệt phải không? Khi có thể dựa vào kinh nguyệt để phát hiện sức khỏe của mình khỏe hay yếu.

chu-ky-kinh-nguyet-bao-nhieu-ngay
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của những ngày hành kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài 28 – 32 ngày (có thể ít hơn hoặc dài hơn tùy cơ địa mỗi người), lượng máu mất đi mỗi chu kỳ rơi vào khoảng 40 – 60ml và kéo dài 3 – 5 ngày.

Nếu có bất cứ thay đổi như số ngày hành kinh dài hơn, ít đi, lượng máu mất quá nhiều hoặc quá ít, kinh nguyệt đổi màu,… thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề.

Tại sao lại có chu kỳ kinh nguyệt?

Tại sao lại có chu kỳ kinh nguyệt là câu hỏi của khá nhiều bạn nữ cũng như sự tò mò của các bạn nam trẻ. Lý do có chu kỳ kinh nguyệt là dể đáp ứng với kích thích tố sinh sản, tử cung luôn phải sẵn sàng cho việc mang thai. Các lớp lót bên trong tử cung (nội mạc tử cung) phải chuẩn bị cho một phôi để chờ tinh trùng cập bến, nếu không có thai, nồng độ progesterone bắt đầu giảm, các mô nội mạc tử cung dày và mạch máu của nó bắt đầu bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Quá trình này sẽ lặp lại hàng tháng với chu kỳ khoảng 28 – 32 ngày.

Làm thế nào để giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?

  • Tránh căng thăng thẳng, stress hay mệt mỏi vì stress là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Để hạn chế căng thẳng, chị em nên áp dụng một số cách thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao, tránh làm việc nặng,…
  • Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin, omega 3, kẽm,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa khác.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không ăn các thực phẩm cay nóng.
chu-ky-kinh-nguyet
Tư vấn về chu kỳ kinh nguyệt

Các bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt không chỉ đơn thuần là việc sớm phát hiện mình có thai hay không? Không chỉ là việc xem kinh nguyệt mình có ổn định hay không? Mà việc theo dõi chu kỳ hành kinh còn giúp chị em phát hiện mình mắc các bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh. Dưới đây là 5 bệnh liên quan đến kinh nguyệt thường hay gặp chị em cần lưu ý:

  1. Thiếu máu: Mỗi tháng lượng kinh nguyệt ra nhiều sẽ khiến chị em bị thiếu máu. Làm cho bạn không hấp thụ đủ oxi, làm cho bạn chậm chạp, đau đầu chóng mặt,..
  2. Ung thư tử cung: Đây là dấu hiệu bạn cần phải chú ý đến khi chảy máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi quan hệ. Vậy khi thấy chảy máu bất thường khi không phải trong ngày hành kinh chị em nên chú ý đi kiểm tra.
  3. Hội chứng đa nang buồng chứng: Khi bị bệnh này gây ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai. Bệnh lý này  dẫn đến không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn và có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều hay vô kinh…
  4.  Bệnh tuyến giám: Sự thay đổi trong lượng kinh nguyệt hoặc thời gian có kinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về tuyến giáp
  5.   Khối u tuyến yên: Mất kinh kèm theo dịch ở núm vú thì có thể bạn đang có một khối u tuyến yên. Có thể là lành tính mà cũng có thể là ung thư do đó chị em nên chú ý.

Ngoài ra còn rất nhiều bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó chị em nên để ý chu kỳ kinh nguyệt để sớm phát hiện bệnh.

Vừa rồi là câu trả lời cho câu hỏi “chu kỳ kinh nguyệt là gì?” , hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết sẽ giúp chị em có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề này, hãy gọi tới tổng đài 02437 152 152 hoặc để lại số điện thoại tại phần [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tư vấn miễn phí 24/24.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan