Điều trị viêm đường tiết niệu – Phương pháp hiệu quả nhất theo lời bác sĩ

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh về thận tiết niệu. Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được điều trị sớm. Đã có rất nhiều câu hỏi từ người bệnh gửi tới phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội như: Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Bệnh viêm đường tiết niệu điều trị thế nào? Có tự điều trị tại nhà được không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được bác sĩ Lê Đỗ Nguyên chuyên khoa II Ngoại Tiết Niệu với 30 năm kinh nghiệm sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

viêm đường tiết niệu nguy hiểm không

Bác sĩ Nguyên có nói rằng bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm đường tiết niệu không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng tuy nhiên lại để lại những biến chứng vô cùng khó lường nếu không điều trị kịp thời.

Sau đây là các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi bị viêm đường tiết niệu:

  • Nhiễm trùng tái phát: hiện tượng viêm nhiễm được coi là tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân:

  • Có khoảng 2 – 3 đợt viêm trở lên trong thời gian từ 4 – 6 tháng;

  • Viêm đường tiết niệu trên 4 lần trong một năm.

  • Biến chứng thai kỳ: nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới thai nhi trong bụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, dọa sinh non, sảy thai. Trẻ được sinh ra nhưng sẽ ốm yếu, nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh. Đối với người trưởng thành, nguy cơ vô sinh do nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao.

  • Nhiễm trùng huyết: khi tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu không được điều trị, giải quyết dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào máu. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sẽ gặp các triệu chứng như ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt, sốt cao, tim đập nhanh, thậm chí là tử vong nếu nhiễm trùng xâm nhập vào thận.

  • Nhiễm trùng thận: đây là biến chứng rất nghiêm trọng, có thể gây viêm sưng, phù nề các tế bào thận và khiến chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Khi chất thải và độc tố tích tụ lâu ngày trong thận mà không được đào thải thì sẽ khiến thận bị tổn thương, xơ hóa, suy thận và kéo theo bệnh tăng huyết áp đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu điều trị ra sao?

Mặc dù có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người bệnh nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn có cơ hội được chữa khỏi. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu đó là sử dụng thuốc kháng sinh.

điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh

Trong trường hợp bệnh nhân chỉ có các triệu chứng tại niệu đạo thì sẽ được chỉ định uống kháng sinh trong vòng từ 5 – 7 ngày. Còn đối với người có nhiều biểu hiện nặng hơn như nhiễm trùng huyết, sốt, ớn lạnh, ổ viêm tại đường niệu thì cần nhập viện để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.

Những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, kèm theo dị dạng đường tiết niệu hoặc đã làm thủ thuật đặt ống tiểu thì người bệnh cần phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra được loại kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc có xảy ra những biến chứng như áp xe và chảy mủ tại thận thì cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để tránh các biến chứng nghiêm trọng khác trong tương lai.

Tự điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà có được không?

điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Bác sĩ Nguyên cho hay bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu trước hết chúng ta nên đi khám sau đó tùy thuộc mức độ nặng nhẹ sẽ có liệu trình chữa trị khác nhau. Nếu bệnh viêm đường tiết niệu nhẹ có thể uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tự điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thực hiện một số điều sau để hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu dễ dàng đào thải vi khuẩn ra ngoài;

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây  như cam, chanh, bưởi,..

  • Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,…

  • Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái có chất liệu co giãn, hút ẩm tốt;

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách không thụt rửa quá sâu tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra sau khi đi cầu, nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo;

  • Nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín trước và cả sau khi giao hợp;

  • Không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có 1 bạn tình, dùng cách biện pháp an toàn khi quan hệ.

  • Người bệnh nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, lý tưởng là 2 tiếng/lần. Nữ giới nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ tình dục. Tuyệt đối không nhịn tiểu
  • Tránh tắm bồn, hay thế bằng tắm vòi hoa sen.

Một số thực phẩm cực tốt cho điều trị viêm đường tiết niệu

Bác sĩ Nguyên bật mí cho các bạn 5 loại thực phẩm cực kì tốt cho điều trị viêm đường tiết niệu dưới đây:

Tỏi

thực phẩm tốt cho điều trị viêm đường tiết niệu

Ngoài là món gia vị rất quen thuộc thì tỏi còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong đó có viêm tiết niệu.

Chữa bằng tỏi như sau: Thái lát mỏng các tép tỏi và để bên ngoài khoảng 1 phút để tạo ra chất chống ung thư. Sau đó ăn 3 – 4 tép tỏi sống liên tục 4 – 5 ngày.

Giấm táo

Giấm táo rất giàu khoáng chất có thể ngăn ngừa được vi khuẩn gây nhiễm sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Do đó, dùng giấm táo trị viêm trong hệ tiết niệu rất an toàn và hiệu quả.

Cách làm: Pha 1 muỗng giấm táo với 2 muỗng mật ong để uống. Bạn nên duy trì đều đặn uống 1 cốc mỗi ngày.

Nha đam

Nha đam (lô hội) có tính sát khuẩn rất cao, chống viêm tốt. Do đó, không chỉ làm đẹp mà nha đam còn dùng để chữa bệnh. Khi dùng loại lá này sẽ giúp cơ thể sản sinh axit và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cách làm: Chỉ lấy lớp thịt màu trắng ở bên trong lá nha đam để lấy nước uống 2 lần/ngày. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú và trẻ dưới 12 tuổi không nên áp dụng cách này.

Rau mùi tây

Omega-3 và 6 trong rau mùi tây có rất nhiều. Chất này có tác dụng tốt cho viêm đường tiết niệu, giúp lợi tiểu, đặc biệt là bảo vệ cơ thể tốt nhất. Hơn nữa, nó còn đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.

Cách làm: Rửa sạch rau mùi tây rồi mang đi đun cùng với nước lọc tới khi sôi. Khi nước nguội, bạn có thể uống mỗi ngày. Tuy nhiên, người bị dạ dày không nên áp dụng cách này.

Rau diếp cá

thực phẩm tốt cho điều trị viêm đường tiết niệu

Rau diếp cá có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh bí tiểu, viêm đường tiết niệu, u nhọt… rất tốt.

Cách làm: Ăn trực tiếp hoặc giã/ép để lấy nước uống.

Trên đây là mọi giải đáp về bệnh viêm đường tiết niệu từ bác sĩ chuyên khoa. Một lời khuyên cuối cùng là bạn nên tìm tới những cơ sở uy tín để thăm khám nếu phát hiện mình bị viêm đường tiết niệu.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 02437.152.152 hoặc 0584591860 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

 

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Bài viết liên quan